126nên phải chịu trách nhiệm về những sai sót (nếu có) trong kết quả

Một phần của tài liệu Quản lý đấu thầu Thực trạng và giải pháp (Trang 63 - 64)

nên phải chịu trách nhiệm về những sai sót (nếu có) trong kết quả

công việc của mình. Song cơ quan này lại vừa phải đóng vai trò là cơ quan thanh tra, kiểm tra, xử lý các khiếu nại, tố cáo. Quy định nh− thế này là vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc khách quan và minh bạch. Vì vậy, những khiếu nại, tố cáo trong đấu thầu lâu nay th−ờng không đ−ợc xử lý đến nơi đến chốn là tất nhiên.

Vừa ban hành (hoặc trình ban hành) chính sách, các quy định về đấu thầu; vừa tham gia trực tiếp vào quá trình lựa chọn nhà thầu; vừa là ng−ời kiểm tra, giám sát quá trình lựa chọn đó; đồng thời vừa là ng−ời thanh tra, xử lý khiếu nại, tố cáo. Với nội dung và khối l−ợng công việc vừa nhiều vừa chồng chéo nh− vậy chắc sẽ khó có hiệu quả. Thậm chí có thể dẫn đến tình trạng Cơ quan quản lý nhà n−ớc về đấu thầu trở thành ng−ời thanh tra, xử lý các vi phạm của chính mình.

Đã đến lúc cần nghiêm túc nhìn nhận lại toàn bộ hệ thống bộ máy quản lý hành chính nhà n−ớc cùng với các chính sách là công cụ hoạt động của bộ máy này. Thông qua hiệu quả hoạt động đấu thầu thực tế những năm qua, để từ đó rút ra đ−ợc các bài học về thành công và thất bại. Trên cơ sở đó, cải cách một b−ớc cơ bản bộ máy quản lý hành chính nhà n−ớc về đấu thầu, đồng thời với việc tiếp thu một cách chọn lọc khoa học quản lý kinh tế trong cơ chế thị tr−ờng ở các n−ớc và các tổ chức tiên tiến trên thế giới, nhằm hoàn thiện, nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý kinh tế nói chung, trong hoạt động đầu t−, xây dựng và đấu thầu nói riêng.

3.3. Nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ trực tiếp điều hành công tác đấu thầu trực tiếp điều hành công tác đấu thầu

Do đặc điểm của chế độ công hữu, bộ máy quản lý và điều hành đóng vai trò vô cùng quan trọng trong toàn bộ hoạt động của nền kinh tế quốc dân. Nó vừa là cơ quan ban hành chính sách, vừa đóng vai trò chỉ đạo thực hiện, vừa tham gia thực hiện trong từng hoạt động cụ thể. Với vai trò quan trọng nh− vậy đòi hỏi các thành viên trong bộ máy phải thực sự có năng lực, thông thạo về chuyên môn, trong sáng về phẩm chất đạo đức, có nhiệt tình và đủ bản lĩnh hoàn thành công việc đ−ợc giao phó trên cơ sở tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà n−ớc.

Hệ thống cơ quan quản lý nhà n−ớc về đấu thầu mới đ−ợc hình thành trong thời kỳ đổi mới, kể từ khi nền kinh tế đất n−ớc chuyển sang vận hành theo cơ chế thị tr−ờng. Trong 10 năm thực hiện, Nhà n−ớc đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật về đấu thầu, nhằm quy định và h−ớng dẫn việc lựa chọn nhà thầu đảm bảo mục tiêu cạnh tranh, công bằng, minh bạch và đạt hiệu quả kinh tế. Cùng với việc ban hành chính sách, Nhà n−ớc cũng đã chú trọng công tác đào tạo, tập huấn giúp cho đội ngũ những ng−ời làm công tác quản lý đấu thầu ở cơ sở và những ng−ời trực tiếp điều hành công tác đấu thầu hiểu đ−ợc bản chất, mục tiêu của công tác đấu thầu, cũng nh− quy trình thực hiện việc lựa chọn nhà thầu. Hiện nay, công tác đấu thầu đã thực sự đi vào cuộc sống. Đội ngũ những ng−ời làm công tác đấu thầu càng ngày càng đông về số l−ợng và tinh về kỹ thuật. Tuy nhiên, do còn một số hạn chế nhất định khiến cho công tác đấu thầu ch−a thực sự đem lại hiệu quả mong muốn, ch−a đáp ứng đ−ợc yêu cầu tự thân của công tác này. Nguyên nhân của những hạn chế là:

- Nhân sự của bộ máy quản lý nhà n−ớc về đấu thầu chủ yếu đ−ợc đào tạo và tr−ởng thành trong thời kỳ của nền kinh tế tập

Một phần của tài liệu Quản lý đấu thầu Thực trạng và giải pháp (Trang 63 - 64)