118lại ch−a đ− ợc đề cập trong Quy chế, do đó thực tế việc vi phạm

Một phần của tài liệu Quản lý đấu thầu Thực trạng và giải pháp (Trang 59 - 60)

lại ch−a đ−ợc đề cập trong Quy chế, do đó thực tế việc vi phạm

Quy chế Đấu thầu còn tồn tại ở mọi chỗ, mọi nơi. Chẳng hạn, Quy chế Đấu thầu yêu cầu phải áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi đối với mọi gói thầu sử dụng vốn Nhà n−ớc. Việc áp dụng các hình thức lựa chọn khác chỉ đ−ợc thực hiện khi đ−ợc ng−ời có thẩm quyền cho phép, trên cơ sở đáp ứng các điều kiện quy định trong Quy chế Đấu thầu. Tuy nhiên, trong thực tế có tới gần 80% số gói thầu đ−ợc ng−ời có thẩm quyền cho phép áp dụng các hình thức lựa chọn khác với đấu thầu rộng rãi mà không hề chú ý đến việc có đáp ứng các điều kiện luật định hay không. Thậm chí nhiều gói thầu còn đ−ợc quyết định lựa chọn một cách tùy hứng (dự án đ−ờng Hồ Chí Minh là một ví dụ điển hình), mà không phải thông qua các quy định của Quy chế Đấu thầu... Chính những hiện t−ợng nh− vậy đã tạo kẽ hở để những đơn vị thực hiện mua sắm tha hồ tác oai, tác quái, đi đêm với nhà thầu nhằm thu lợi cá nhân. Cả xã hội đều nhìn nhận đ−ợc hiện t−ợng này, song vẫn không thể xử lý, vì ch−a có chế tài. Nhiều gói thầu phải tổ chức đấu thầu nhiều lần, chỉ vì kết quả đấu thầu ở những lần đấu đầu tiên ch−a khớp với dự kiến của một vài cá nhân có quyền thuộc bên A (ví dụ gói thầu mua thang máy thuộc dự án Trung tâm th−ơng mại Tràng Tiền Plaza).

Ngoài ra còn tồn tại các quy định khác liên quan đến thủ tục đầu t− nói chung vẫn quá r−ờm rà, phức tạp, khó hiểu và khó thực hiện khiến cho việc ra quyết định đầu t− trở nên tràn lan, thiếu tính quy hoạch, chất l−ợng báo cáo nghiên cứu khả thi quá kém. Điều đó cũng ảnh h−ởng rất lớn đến việc thực hiện các quy định về đấu thầu trong công tác lựa chọn nhà thầu nói chung.

Tóm lại, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về quản lý đầu t−, xây dựng và đấu thầu ch−a thoả mãn yêu cầu là hành lang pháp lý bảo đảm cho các hoạt động đầu t− vận hành một cách hiệu quả trong nền kinh tế thị tr−ờng. Vì vậy cần nghiên cứu, ban hành một văn bản mang tính quy phạm pháp luật cao hơn chứa đựng đầy đủ các nội dung quy định về quản lý đầu t−, xây dựng và đấu thầu nhằm hoàn thiện, ổn định về luật pháp đối với lĩnh vực này. Đặc biệt, cần quy định thật rõ các chế tài xử lý vi phạm trong hoạt động đầu t− và đấu thầu. Hình thành cơ quan chuyên trách xử lý vi phạm và giải quyết các khiếu nại về đấu thầu. Về hình thức cơ quan này phải hoạt động độc lập và mang tính khách quan t−ơng đối với cả bên mời thầu và nhà thầu.

Việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật mới về quản lý đầu t− và đấu thầu cần đảm bảo các nguyên tắc sau đây:

3.1.1. Nguyên tắc thống nhất và ổn định

Hiện nay các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý đầu t−, xây dựng và đấu thầu đều đ−ợc ban hành d−ới dạng Nghị định của Chính phủ. Tuổi thọ bình quân của mỗi Nghị định th−ờng ngắn (trong khoảng từ vài tháng đến 1 vài năm), do đó không đảm bảo tính ổn định. Trong khi đó, các doanh nghiệp và các nhà đầu t− luôn mong muốn các quy định có tính quy phạm pháp luật phải ổn định để phòng xa đ−ợc các rủi ro có thể phát sinh từ phía chính sách của Nhà n−ớc.

Mặt khác, quá nhiều cơ quan hành chính Nhà n−ớc tham gia quản lý quá trình đầu t− và thực hiện đầu t−, mỗi cơ quan đ−ợc giao soạn thảo một phần quy định có tính quy phạm pháp luật trong lĩnh vực đầu t− (chẳng hạn Bộ Xây dựng chủ trì biên soạn

Một phần của tài liệu Quản lý đấu thầu Thực trạng và giải pháp (Trang 59 - 60)