Tưa niêm mạc miệng:

Một phần của tài liệu giáo trình bộ mon răng miệng (Trang 137)

- Há miệng: đưa hàm dưới ra trước, miệng lệch về bên dây thần

2.1.5.Tưa niêm mạc miệng:

2. Các bệnh về niêm mạc miệng.

2.1.5.Tưa niêm mạc miệng:

+ Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, sức khỏe kém, thiếu vitamin hoặc sau khi điều trị bằng kháng sinh. Bệnh cũng có thể gặp ở người lớn tuổi có bộ răng không tốt và vệ sinh răng miệng kém.

+ Nguyên nhân là do nấm candida albican; có thể tự phát ở trẻ em hoặc lây qua đường sinh dục và núm vú người mẹ.

+ ở trẻ em, niêm mạc miệng hoặc niêm mạc họng thường có những màng giả trắng hơi dính và bám vào niêm mạc. Màng đó bóng để lại một niêm mạc dễ chảy máu.

+ ở người lớn thì không phải là một màng giả trắng mà là các viền đỏ xung quanh một nền hàm giả trên hàm ếch có thể có các mụn hạt.

+ Chẩn đoán bằng soi trực tiếp hoặc nuôi cấy trên môi trường cấy nấm.

+ Điều trị tại chỗ bằng rửa dung dịch nystatin 3 - 4 lần một ngày. Có thể rửa bằng dung dịch nabica hoặc tím gentian 2%. Có thể bôi cho trẻ một ít mật ong.

2.1.6. Cam tẩu mã (viêm miệng hoại thư):

+ Thường gặp ở trẻ em từ 2 - 5 tuổi mà có thể bị suy yếu như sau khi bị sởi, thương hàn, bệnh do rickettsia...

Lúc đầu là một loét nhỏ ở lợi, sau đó lan rất nhanh ra môi, má ngoài da. Chỗ loét nề, đau và rồi bị hoại tử có mầu xám đen, ngăn cách với tổ chức lành bằng một vách mủ. Trên tổn thương thấy có nhiều loại vi khuẩn như xoắn khuẩn, liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn...

Khi chưa có kháng sinh thì bệnh này gây thiếu hổng tổ chức và tỷ lệ tử vong cao. + Điều trị toàn thân bằng kháng sinh, cho các vitamin và nâng đỡ cơ thể. Tại chỗ rửa bằng nước pha thuốc tím 4%.

Một phần của tài liệu giáo trình bộ mon răng miệng (Trang 137)