Sự mọc và thay răng 1 Định nghĩa và các

Một phần của tài liệu giáo trình bộ mon răng miệng (Trang 44)

4.1. Định nghĩa và các giai đoạn mọc răng:

4.1.1. Định nghĩa:

Sự mọc răng là quá trình 1 răng phát triển, di chuyển từ vị trí ban đầu trong xương hàm đến vị trí chức năng trong mịêng và sự thay đổi của nó trong đời sống.

4.1.2. Các giai đoạn mọc răng: răng:

Gồm 3 giai đoạn:

+ Dịch chuyển trước mọc: là sự thay đổi vị trí trong thời kỳ mầm răng (giai đoạn chuông).

- Dịch chuyển tiền chức năng (giai đoạn mọc): răng bắt đầu mọc về phía mặt nhai từ khi hình thành chân răng đến lúc đạt được mặt phẳng nhai.

+ Dịch chuyển chức năng (giai đoạn sau mọc): là toàn bộ những thay đổi vị trí của 1 răng trong suốt cuộc đời.

4.2. Dịch chuyển trước mọc:

+ Gồm những sự dịch chuyển theo nhiều hướng khác nhau của

toàn bộ mầm răng đang tăng trưởng để duy trì vị trí của nó trong xương hàm cũng đang phát triển.

+ Các răng thay thế: lúc đầu phát triển từ ngoài vào trong và hướng về mặt nhai của răng sữa sẽ thay thế. Sau đó, nhóm răng cửa vĩnh viễn nằm ở phía lưỡi ngang với 1/3 (phía chóp) của chân răng sữa. Răng cối nhỏ nằm ngay dưới chân các răng cối sữa.

+ Các răng kế tiếp (răng cối lớn): nằm ở thấp, gần niêm mạc hơn so với các răng khác. Chúng có mặt nhai ở hàm trên hướng phía xa, hàm dưới hướng gần.

4.3. Giai đoạn mọc (di chuyển tiền chức năng):

4.3.1. Diễn biến quá trình:

Có 5 hiện tượng (pha):

+ Pha chế tiết men: kết thúc ngay khi trước hình thành chân răng. + Pha trong xương: bắt đầu khi các chân răng vừa hình thành. + Pha trên xương: khi răng bắt đầu dịch chuyển về phía mặt nhai.

+ Pha giữa: khi đỉnh múi hoặc rìa cắn chọc thủng lớp biểu mô kép gồm biểu mô niêm mạc miệng và biểu mô men thoái hoá dính với nhau, lúc này răng bắt đầu mọc (1/2 - 3/4 chân răng đã hình thành).

+ Pha cuối: thân răng mọc với tốc độ tối đa, lúc này biểu mô men thoái hoá bọc vòng quanh thân răng được gọi là biểu mô bám dính và dịch chuyển về phía chóp để bao bọc xung quanh cổ răng.

4.3.2. Những thay đổi mô học:

+ Mô bên trên răng:

- Các hủy cốt bào biệt hoá làm tiêu xương phủ trên răng đang mọc.

- Bao răng có những sợi hướng về phía niêm mạc miệng để tạo thành dây kéo răng và được gọi là đường mọc răng hay đường dẫn răng (là 1 thừng mô liên kết gồm: các tế bào sợi của bao răng, mô liên kết niêm mạc miệng và các tế bào biểu bì của lá răng).

- Về lâm sàng:

. Mọc răng sữa và răng vĩnh viễn có quá trình tương tự nhau. . Mọc răng có thể kèm theo đau, khó chịu, sốt.

. Răng cửa và răng nanh ở răng vĩnh viễn thường có kích thước lớn hơn so với răng sữa nên gây trở ngại khi thay răng.

. Răng mọc có những giai đoạn ngừng để mô nâng đỡ kịp thời điều chỉnh, răng mọc chủ yếu về ban đêm.

+ Mô quanh răng:

- Các sợi của bao răng vốn mỏng nay dày lên bao quanh chân răng tạo những bó sợi của dây chằng quanh răng (do xuất hiện rất nhiều nguyên bào sợi, có khả năng co rút lớn và tổng hợp collagen rất nhanh trong 24h).

- Răng càng mọc lên thì xương ổ càng thuôn và nhỏ phù hợp với chân răng. - Xương ổ xung quanh của một răng đang mọc luôn có quá trình hoạt động cân bằng giữa hủy và tạo cốt bào. Quá trình này cũng diễn ra trong suốt đời sống của răng.

+ Mô bên dưới:

Các bè xương mỏng (các bậc thang xương) xuất hiện ở đáy ổ xương để bù trừ và nâng đỡ răng đang mọc. ở giai đoạn cuối mọc răng chúng sẽ tiêu đi, tạo nên khoảng cho chân răng hoàn thiện. Sau mọc răng thì chân răng cần thời gian 1,5 năm đối với răng sữa và 3 năm đối với răng vĩnh viễn để hoàn thiện.

4.3.3. Các thuyết mọc răng:

Chưa rõ cơ chế nhất định, có 5 yếu tố được nêu sau: + Sự hình thành chân răng:

Chân răng phát triển làm đẩy thân răng về phía nhai. Yếu tố này có vẻ là tất yếu song nghiên cứu trên thực nghiệm và lâm sàng đã bác bỏ điểm này. Trên thực tế lâm sàng có răng mọc bình thường mà chân răng không phát triển đầy đủ, hoặc có trường hợp răng vẫn tiếp tục mọc khi chân răng đã hoàn thành hoặc khi đã phẫu thuật cắt bỏ các mô tạo chân răng như nhú răng ở chóp, biểu mô Hertwig mô quanh chóp.

+ áp lực thủy tĩnh:

Khoảng gian bào của mô quanh răng có thể tăng lên 30 – 50% dịch thể để tạo áp lực đẩy thân răng về phía nhai.

Điều này cũng bị bác bỏ vì khi phẫu thuật cắt bỏ mô quanh chóp thì răng vẫn mọc bình thường.

+ Sự bồi đắp và tiêu xương có chọn lọc:

- Thí nghiệm 1: lấy bỏ mầm răng số 4 đang mọc (bao răng không ảnh hưởng), thay vào đó 1 mô hình răng bằng silicon, kết quả là mô hình răng vẫn mọc bình thường.

- Thí nghiệm 2: cắt bỏ bao răng của răng đang mọc, kết quả là răng không mọc lên được.

+ Vai trò của bao răng:

Bao răng tạo nên thừng răng (con đường mọc răng) và có tác dụng hoá ứng động cho tế bào hủy cốt bào và tạo cốt bào trong quá trình mọc răng.

Thí nghiệm: Khi ngăn chặn hấp thu vitamin C hoặc tiêm latharytic sẽ làm các nguyên bào sợi không liên kết với nhau được, do đó không tổng hợp được collagen (trong dây chằng quanh răng), kết quả là răng ngừng mọc.

Có hiện tượng trên vì trong collagen có các nguyên bào sợi có tính co rút để tạo sự dịch chuyển răng.

Tóm lại: Mọc răng chủ yếu do tính co rút của các nguyên bào sợi trên cơ sở phát triển của chân răng, dây chằng quanh răng và tái cấu trúc xương.

4.4. giai đoạn sau mọc(dịch chuyển chức năng):

+ Bắt đầu từ khi mặt nhai các răng gặp nhau cho đến suốt cuộc sống của răng.

+ Khi khớp cắn thiết lập thì xương ổ răng trở nên vững chắc, các bó sợi của dây chằng quanh răng phát triển to, chắc, nhất là vùng chóp vì là nơi truyền lực nhai.

+ Mạch máu và thần kinh từ xương ổ răng sẽ phát triển vào vùng dây chằng. + Càng ngày ổ tủy càng hẹp dần và có sự dịch chuyển về phía gần (di gần) phía nhai (trồi mặt nhai).

4.5. Sự rụng răng sữa:

+ Nguyên nhân:

- Tiêu chân răng sữa và tiêu xương ổ trong quá trình mọc răng, các nguyên bào hủy cốt bào được biệt hoá.

- Lực nhai làm tăng thêm tiêu chân răng và xương ổ răng. + Đặc điểm tiêu chân răng:

- Tiêu chân răng ở tất cả các mặt răng, nhiều nhất là ở phía gần với răng vĩnh viễn. - Tiêu chân răng bắt đầu ở xê măng rồi vào đến ngà.

Một phần của tài liệu giáo trình bộ mon răng miệng (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)