Các thành phần cấu tạo của hàm khung:

Một phần của tài liệu giáo trình bộ mon răng miệng (Trang 168)

- Há miệng: đưa hàm dưới ra trước, miệng lệch về bên dây thần

3. Các thành phần cấu tạo của hàm khung:

3.1. Khung:

Là nền hàm chính, là nơi các bộ phận khác liên kết vào như các răng giả, các móc... Một khung cần thoả mãn 3 điều kiện: cứng chắc, không gây tổn thương cho các tổ chức xung quanh, tạo cảm giác dễ chịu cho bệnh nhân.

Các kiểu khung: tùy loại mất răng, tùy tình trạng răng còn lại mà chỉ định làm loại khung nào.

+ Khung cho hàm trên gồm: tấm bản rộng, tấm phủ toàn bộ, khung hẹp, khung thanh ngang.

+ Khung cho hàm dưới gồm: thanh lưỡi, tấm lưỡi, khung nối gót răng.

3.2. Yên:

Là phần bao phủ gồm sống hàm mất răng và biên giới của nền hàm. Yên là bộ phận truyền lực nhai theo con đường không sinh lý (lên niêm mạc và xương). Có 2 loại yên:

+ Yên hoàn toàn bằng kim loại. + Yên một phần bằng nhựa.

3.3. Thanh gót răng:

Là thanh chạy ôm gót các răng vùng cửa hình nửa tròn có chiều rộng quãng 2mm, chiều dày 1mm, có chức năng chống lún theo chiều đứng, nếu bệnh nhân có khớp cắn ngược cửa thì không làm được thanh gót.

3.4. Thanh thân răng:

Là thanh áp sát 1/3 thân răng phía mặt nhai các răng cối nhỏ và lớn nhằm chống lại sự di chuyển theo chiều ngang và đối lực với một số tay móc ở mặt ngoài.

3.5. Tựa mặt nhai:

Là phần tỳ lên mặt nhai các răng, hình dạng tùy thuộc chỗ răng tỳ mà bác sỹ chuẩn bị, tại răng hàm lớn, nhỏ, tựa thường nằm ở hố bên gần hoặc xa của mặt nhai. Tựa có hình tam giác, đỉnh tròn, phù hợp với giải phẫu hố tựa và các rãnh phụ. Góc tạo thành bởi tựa và thanh nối đứng phải nhỏ hơn 90o để tựa luôn chạm khít vào hố tựa và lực nhai truyền thẳng xuống chân răng. Ngoài ra người ta còn có thể đặt tựa ở mặt trong răng nanh và cửa.

3.6. Thanh nối:

Là bộ phận nối giữa khung và các phần tử khác của hàm. Thanh nối có chức năng truyền lực từ phần nối đến khung hàm. Thanh nối cần đáp ứng 3 yêu cầu như khung hàm (cứng chắc, không làm tổn thương phần mềm, dễ chịu, thoải mái cho bệnh nhân).

3.7. Móc của khung hàm:

Hàm khung liên kết với các răng còn lại trên hàm bằng hệ thống móc. Có nhiều loại móc, người ta phân loại dựa vào vị trí mà móc nối với khung chính; có 4 loại:

3.7.1. Các loại móc nối ở mặt tiếp giáp:

Tiêu biểu là hệ thống móc NEY với chức năng nâng đỡ, giữ dính, bao gồm 5 loại (hình 60):

Hình 60

+ NEY 1 (hay móc Ackers): là loại móc truyền thống, tổng hợp, có thể sử dụng trong mọi trường hợp. Là loại móc đúc có 2 tay, 1 tựa mặt nhai có đuôi cứng nối với khung. Móc này thường chỉ định cho các răng hàm nhỏ và lớn, đường vòng lớn nhất của móc đi thấp về phía mất răng và lên cao về phía còn răng.

+ NEY 1I: gần giống như loại 1, tay móc chẽ đôi ôm lấy răng hàm nhỏ trong mất răng Kennedy I và II. Móc này chỉ định cho các răng hàm nhỏ có độ đàn hồi lớn, móc được đặt ở răng có đường vòng lớn nhất đi cao về phía mất răng và xuống thấp phía còn răng (ngược với NEY 1).

+ NEY III: là loại móc hỗn hợp loại 1 và 2, chỉ định cho mất răng Kennedy II. Tay móc chẽ đôi nằm mặt ngoài cho khỏi vướng lưỡi (NII), NI nằm mặt hàm ếch.

+ NEY IV: là loại móc có một tay dài đàn hồi và 1 tựa, chỉ định hàm nhỏ cửa, hoặc răng nanh có vùng lẹm ít, răng hơi nghiêng vào trong.

+ NEY V: là loại móc vòng cho răng hàm cuối có tựa gần và tựa xa. Chỉ định dùng cho răng số 7 đứng một mình, ôm quanh thân răng có đường vòng lớn nhất đi thấp ở ngoài mặt, mặt trong cao hay ngược lại.

3.7.2. Các loại móc nối ở mặt lưỡi hay vòm miệng:

+ Móc Nally - matynet: thích hợp cho răng hàm nhỏ và răng nanh. Móc chỉ có một tay cứng chạy ôm khoảng 3/4 chu vi răng trụ, móc nối với khung bằng thanh nối gần ở phía lưỡi và chạy lên mặt nhai thành cái tựa, kinh nghiệm cho thấy móc này ít gây sang chấn cho răng trụ.

+ Móc cài mộng: là loại móc có cơ sở gần giống với tác động phía sau của NEY, khác ở chỗ nó tựa vào răng bằng hệ thống cài mộng. Phần âm (phần mộng) là bộ phận gắn chặt vào răng trụ, phần dương gắn vào thanh nối. Chỉ định khi đoạn mất răng có 2 răng thật ở 2 đầu còn lại, thẩm mỹ vì không nhìn thấy.

+ Móc Bonwill: tạo bởi 2 móc Ackers nối với nhau ở phần vai móc, phần nối móc với khung nằm ở phía lưỡi.

Chỉ định: cho loại mất răng sau một bên không còn răng giới hạn, móc đảm bảo cho sự giữ dính hàm phía còn răng.

+ Móc kẹp: có hình dáng như mũi kẹp ôm lấy răng cửa và răng nanh, móc nối với khung bằng thanh nối giữa, chỉ định khi chỉ còn một hay hai răng vùng cửa.

3.7.3. Móc nối với hàm ở phía tiền đình:

Nguyên tắc cơ bản của hệ thống móc này là sử dụng triệt để vùng lẹm phía gần và xa, tay móc chỉ ôm một phần thân răng có hình dạng chữ cái: T, I, Y, hệ thống RPI, được nối với khung bằng các thanh nối.

+ Móc chữ T và móc chữ Y: tay móc có dạng chữ T hay Y có thân nối với khung ở phía tiền đình. Chỉ định cho mất răng Kennedy I và II.

+ Móc hệ thống RPI (Rest Proximal plate I Bar Claps): được sử dụng rộng rãi ở Mỹ, Krol (1973) mô tả gồm 3 thành phần:

- Một chốt tựa mặt nhai phía gần nối với khung ở phía lưỡi. - Một tựa phía xa.

- Một góc chữ I ở phía ngoài. Ưu điểm:

. Móc chữ I hạn chế tác động vặn xoay trên răng trụ, thẩm mỹ, ít gây sâu. . Chốt tựa nằm đối xứng (chốt phía xa và phía gần) đóng vai trò cân bằng lực. Chỉ định với hàm mất răng phía xa KI và KII

3.8. Sự lưu giữ và ổn định của hàm khung:

Phải đảm bảo các nguyên tắc của bộ 3 cân bằng theo Houset: chống lún, vững ổn, lưu giữ.

+ Chống lún: có khả năng chống lại lực làm lún sâu vào các tổ chức mà nó tỳ lên, nghĩa là phải lựa chọn các yếu tố giải phẫu chống lún như mào sống hàm thuận lợi khi cao to, niêm mạc dính chắc vào xương. Khi sống hàm nông tổ chức liên kết lỏng lẻo, không bám vào xương thì không thuận lợi. Vòm miệng sâu và rộng sẽ thuận lợi cho bám dính hàm giả. Vùng nha chu yếu phải sử dụng nhiều rănglàm chỗ tựa; trường phái Anh - Mỹ chủ trương giữ các chân răng để điều trị tủy và làm chỗ tựa cho hàm giả chống lún.

+ Sự vững ổn: là khả năng chống lại sự di chuyển trượt ngang và xoay. Sự trượt ngang nhờ sống hàm cao, sườn rộng, tay móc, thanh nối phụ, thanh gót.

- Các yếu tố giải phẫu sinh lý: sống hàm và tổ chức liên kết quanh yên.

- Các yếu tố vật lý: sự bám dính giữa nền hàm và niêm mạc miệng được xác định theo định luật Satnitz F = 2C* A/a trong đó:

F: là lực hấp dẫn giữa nền hàm và niêm mạc miệng. A: là diện của mặt tiếp xúc.

a: là bề dày lớp nước bọt.

Như vậy để tăng cường sự lưu giữ cho phục hình thì cần phải chọn khung sườn rộng và làm thật chính xác.

Một phần của tài liệu giáo trình bộ mon răng miệng (Trang 168)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)