Viêm lợi miệng Hecpet (Hèrpes):

Một phần của tài liệu giáo trình bộ mon răng miệng (Trang 135)

- Há miệng: đưa hàm dưới ra trước, miệng lệch về bên dây thần

2.1.3.Viêm lợi miệng Hecpet (Hèrpes):

2. Các bệnh về niêm mạc miệng.

2.1.3.Viêm lợi miệng Hecpet (Hèrpes):

Có thể chia làm hai loại: loét Hecpet tiên phát và loét miệng Hecpet thứ phát hoặc tái phát.

Là một dạng viêm cấp tính do virut gặp ở trẻ con và người lớn, nhưng ít gặp ở trẻ dưới 6 tháng tuổi. Bệnh có thể xảy ra khi gặp lạnh cùng với bị viêm phổi, viêm màng não. Bệnh có thể lây trực tiếp hoặc qua đường nước bọt.

Bệnh khởi phát bằng sốt cao, nhức đầu, nuốt đau, trẻ thường quấy khóc. Hạch tại chỗ to và đau. Vài ngày sau lợi viêm đỏ, môi, lưỡi, niêm mạc má, hàm ếch, hạnh nhân cũng có thể bị viêm. Sau đó xuất hiện các nốt phỏng trong có nước vàng; mụn nước vỡ và thành loét. Các nốt loét có hình dáng không nhất định, có thể nhỏ với đường kính vài milimét hoặc to hơn với đường kính từ 1 đến 2 centimét. Bờ nốt loét hơi nổi và hồng, đáy nốt loét vàng rồi xám. Các nốt loét gây đau nhiều do đó trẻ không chịu ăn uống.

Bệnh có thể tự khỏi sau 7 - 14 ngày.

+ Loét miệng Hecpet thứ phát (hình 41):

Hình 41: Loét miệng Herpes.

Bệnh gặp ở người lớn, thường xảy ra sau chấn thương, mệt mỏi, thời gian kinh nguyệt, khi có thai, có viêm đường hô hấp trên, bị dị ứng, gặp nắng hoặc tia tử ngoại, bị xúc cảm, bị rối loạn tiêu hoá.

Lâm sàng giống như ở Hecpet tiên phát nhưng mức độ nhẹ hơn. Các nốt loét gây đau rát, sốt và đau khi ăn uống.

Bệnh cũng thường tự khỏi sau 7 - 14 ngày, cá biệt có thể kéo dài hàng tháng. + Điều trị:

Hiện nay chưa có điều trị đặc hiệu với loét miệng Hecpet. Đối với các nốt loét chủ yếu là giữ gìn vệ sinh răng miệng, có thể chấm bằng các thuốc sát khuẩn nhẹ, có thể cho rửa bằng nabica. Điều trị toàn thân có thể cho vitamin B và C, có thể cho kháng sinh chống bội nhiễm.

Một phần của tài liệu giáo trình bộ mon răng miệng (Trang 135)