IV. Lỗ sâu mặt tiếp giáp răng cửa, răng nanh, có khuyết hỏng ở mặt cắn và góc V Lỗ sâu rìa lợi ở mặt ngoài, mặt trong của tất cả mọi răng.
1 và 2 Sai (làm vỡ các trụ men) 3 Để hàn inlay bằng gốm 4 Hàn xi măng sứ và amangan 5 Hàn các inlay kim loại.
Hình 31: Kiểu có rìa hình mặt tròn. Hình 32: Kiểu lõm dưới cá.
(theo F.Eifingen).
Nguyên tắc của Black là tạo lỗ hàn theo hình hộp: đáy lỗ phẳng thành thẳng đứng, điểm khác hiện nay là: chỗ đáy và thành gặp nhau không thành một góc vuông mà là góc tròn, vì kẽ các góc vuông không nhồi amalgam tới được. Trước đây Black chủ trương bạt rìa men ở miệng lỗ, nay thì ứng dụng tùy theo vật liệu dùng để hàn. Cụ thể là:
- Bạt hết chiều dày lớp men khi hàn amangam hay xi măng silicát.
- Bạt nhẹ nhàng khi làm inlay.
- Bạt nhiều phần trên lớp men tối thiểu 1mm, theo chiều vát nghiêng (vát 45o) khi hàn bằng nhựa tổng hợp (composit) có áp dụng kỹ thuật acid etching. Nếu tạo lỗ hàn giữa hai đỉnh núm thì không cần bạt men vì trụ men ở các núm như nan hoa, mà tâm là sừng tủy.
Khi cắt ngà phải chú ý đến hướng của dây Tomes, nếu cần mài ở lỗ sâu thì mài từ phía đáy mài lên, đó là kiểu cắt dây Tomes. Như vậy không ép vào dây Tomes, mặt khác cắt ngà lên đến sát men thì men cùng dễ cắt, vì không còn chỗ tựa lên ngà.
Đặc điểm của men là cứng và giòn, cần phải có ngà đỡ dưới. Nếu như thành lỗ sâu mỏng quá, thí dụ như chỉ còn độ 1mm ngà thì cần cắt
men ngà ở phía mặt nhai độ 2mm, sau này hàn phủ lên hoặc mài bớt men trên mặt nhai độ 0,5mm rồi tạo núm ở nơi đó thấp đi.
Hàn răng chắc khi lỗ hàn khá sâu so với bề mặt, nếu lỗ sâu rộng nhưng lại nông thì cấu tạo thêm các điểm mắc dựa theo các rãnh của răng, hay dùng ghim mắc giữ. Về dự phòng (extenxxion for prevenion) mà Black đề ra từ năm 1914 là mài các rãnh lõm trên mặt nhai, tại lỗ hàn loại I thì Marmasse chủ trương chỉ mài dự phòng khi rãnh lõm sâu. Có người chủ trương không mài dự phòng vì cho là ảnh hưởng tới tủy răng. Với lỗ hàn loại II, Black chủ trương mài tới dưới lợi và mài rộng cho tới chỗ bàn chải có thể chải tới được chỗ tiếp giáp răng và chất hàn. Nhưng theo định khu của mảng bám răng thì khi hàm răng mọc đều, không cần thiết làm như vậy, mà chỉ cần tạo lỗ hàn theo yêu cầu cần thiết của lỗ sâu.
Kết luận phần này, Pilz đề ra một số quy tắc chính như sau: - Mở rộng và bộc lộ lỗ sâu (thường bằng mũi khoan). - Nạo ngà mủn và tạo chỗ mắc dự phòng theo Black. - Mài các điểm yếu dễ nứt vỡ.
- Tạo các điểm mắc: thường tạo theo hình hộp. - Làm nhẵn đáy lỗ hàn (là bỏ phần ngà sâu ở đáy).
- Sửa và làm mịn thành lỗ hàn.