Răng bị ăn mòn.

Một phần của tài liệu giáo trình bộ mon răng miệng (Trang 129)

- Há miệng: đưa hàm dưới ra trước, miệng lệch về bên dây thần

2.Răng bị ăn mòn.

Các tổ chức cứng của răng bị ăn mòn bởi axit, do nghề nghiệp, thức ăn do thuốc.

2.1. Răng bị ăn mòn do bệnh nghề nghiệp:

ở các xưởng chế tạo axit, nhất là axit mạnh, hơi axit trong không khí ngấm vào nước bọt và ăn mòn răng của công nhân. Hơi axit kích thích niêm mạc mũi nên công nhân quen thở bằng miệng. Sau vài tuần đến 6 tháng từ lúc bắt đầu làm việc, răng đã bị ăn mòn và sau 2 - 3 năm thì răng đã bị ăn mòn nhiều. Răng cửa hàm dưới hay bị ăn mòn ở rìa nhai và ở mặt ngoài. Rìa răng hàm trên cũng vậy, chỉ khi môi trên ngắn thì mặt ngoài răng mới bị ăn mòn.

Men răng trở thành không bóng, thô ráp, rối có vết nâu, men mất dần, răng bị đau do nóng, lạnh, ngọt. Rìa răng chỗ mòn không đều (khác với răng mòn sinh lý). Nếu răng đã hàn, chỗ hàn trên mặt răng bị ăn mòn. Xương chân răng nếu hở thì bị ăn mòn nhiều hơn men. Ngà răng hở ra thành màu nâu, mềm và bị mòn, có thể mòn chéo theo chiều ngoài - trong và lên trên, hoặc mòn song song với mặt nhai, có khi mòn tới lợi.

Tủy răng không bị viêm vì ngà thứ phát làm kín buồng tủy.

Khi răng đã cụt thì ổ răng bị ảnh hưởng, viêm lợi, viêm quanh răng.

Để dự phòng tránh răng bị ăn mòn cần phải làm cho thoáng nơi làm việc, thử hơi axit bằng một lớp bọt cách ly trên các nồi axít; cần súc miệng bằng dung dịch nabica 3%.

2.2. Răng bị mòn do thuốc:

Những tổn thương như trên cũng thấy ở những người bệnh dùng thuốc có axit (axit clohydric). Thuốc ảnh hưởng đến răng sau 3 tháng dùng thuốc.

2.3. Răng bị ăn mòn do thức ăn:

Bưởi chua, cam chanh có chứa axit gây mòn răng. Thức ăn ít canxi (Ellis), thức ăn cứng sẽ gây mòn răng.

2.4. Điều trị và dự phòng:

+ Tránh và cách ly những chất axit gây mòn răng, có thể đeo khẩu trang, súc miệng bằng dung dịch trung hoà.

+ Tránh những thức ăn cứng, ráp, nóng, lạnh quá...

3. Sún răng.

Bệnh ở tổ chức cứng này của răng đã được G.Beltrami tách riêng khỏi các bệnh răng từ năm 1923.

3.1. Đặc điểm giải phẫu bệnh:

Theo Franck: ngà răng bị hở, màu đen, men chỉ có ở mặt bên. Trên tiêu bản mài, thấy sắc tố đen ở ống ngà và vùng giữa các ống. Buồng tủy bị ngà thứ phát bít kín. Chấm đen lúc đầu ở miệng ống ngà rồi lan đến vùng giữa các ống, rồi thành những mảng đen.

Trên tiêu bản răng làm tiêu canxi thấy bên ngoài có một lớp tổ chức của răng đã bị nát ra, ống ngà đầy sắc tố đen và vi khuẩn, các ống thông với nhau tạo thành những hang như trong sâu răng.

Tủy răng có ngà thứ phát thì tủy có thể bị hoại tử.

Franck nghĩ tới vai trò của trực khuẩn melainogienicus tạo sắc tố đen từ hematin (giả thiết này đang được nghiên cứu).

3.2. Lâm sàng:

Beltrami thấy 2 hay 3% trẻ em từ 1 đến 3 tuổi cả nam lẫn nữ ở MácXây bị sún răng sữa. ở Vĩnh Phúc thấy 44 em trai và gái bị sún răng, trong lúc đó 590 em sâu răng sữa (Trần Hồng Nhung). Trẻ em bị sún thấy sớm nhất là 17 tháng (Lê Thị Nhàn). Tổn thương bắt đầu ở phần giữa mặt ngoài hai răng cửa giữa hàm trên, lan sang răng cửa bên, răng nanh. Beltrami còn thấy sún cả ở răng hàm sữa trên và dưới. Răng cửa sữa hàm dưới không bị sún. Chấm đen ở men lan rộng, men răng bị vụn, ngà thành màu nâu, đen, rìa răng không bị sún. Sún lan sang mặt bên làm gãy thân răng.

Trong quá trình phát triển sún răng có thể kèm theo sâu răng (Beltrami).

3.3. Chẩn đoán:

Phân biệt với sâu răng lan rộng: không có màu đen.

3.4. Điều trị:

Bôi cánh kiến có thể làm cho sún răng ngừng phát triển.

Một phần của tài liệu giáo trình bộ mon răng miệng (Trang 129)