2.1. Vai trò của nhú răng - cảm ứng qua lại giữa nhú răng và cơ quan men răng trong xác định hình thái răng: răng và cơ quan men răng trong xác định hình thái răng:
+ Đầu tiên các tế bào của nhú răng hướng dẫn sự hình thành hình thái đặc trưng của mỗi thân và chân răng.
+ Sau đó cơ quan men và các tế bào ở trung tâm tăng trưởng vùng cổ của cơ quan men (vành cổ và bao biểu mô răng Hertwig tương lai) tụ hợp lại theo 1 phương cách thích hợp để tạo hình thể tương lai của răng.
Tế bào biểu mô men lớp trong của chuông (phần bao bọc xung quanh nhú răng) tạo 1 đường viền quanh lõi ngà răng tương lai. Lớp ranh giới giữa các tiền nguyên bào men và nhú răng xác lập đường nối men - ngà sau này.
+ Tóm tắt quá trình xác định hình thái răng như sau: - Phát triển thành lập mầm răng.
- Xác định hình thái đặc hiệu của cơ quan men.
- Hoàn thành biệt hoá của nguyên bào men và nguyên bào ngà. - Hình thành men, ngà, thân răng.
- Hình thành chân răng và mô nâng đỡ.
Toàn bộ quá trình trên được chi phối bởi tác động qua lại giữa các tế bào của ngoại bì phôi (cơ quan men) và ngoại trung mô (nhú răng). Cái được tạo nên là kết quả của những thay đổi đặc hiệu trước đó.
2.2. Hình thành nguyên bào men, nguyên bào ngà và giai đoạn chế tiết ngà – men đầu tiên: đoạn chế tiết ngà – men đầu tiên:
Các tế bào ngoại trung mô (nguồn gốc từ mào thần kinh) có tác động đối với quá trình hình thành các tế bào biểu mô miệng trong khi tế bào ngoại trung mô dịch chuyển về phía dưới.
Tiếp theo là tế bào biểu mô miệng hình thành biểu mô phát sinh răng rồi phát triển thành lá răng và biểu mô nụ răng. Khi có sự tụ đặc tế bào, thì người ta xác định được sự phát triển, hình thái đặc trưng của cơ quan men và bao biểu mô chân răng Hertwig.
Các tiền nguyên bào men (từ biểu mô men lớp trong) dẫn dắt sự biệt hoá các tế bào ở ngoại vi nhú răng (ở phần đối diện với biểu mô men lớp trong) để trở thành nguyên bào ngà.
Biểu mô men lớp trong và màng đáy là điều kiện tiên quyết cho sự biệt hoá của các nguyên bào ngà.
Hình 8: Biệt hoá mô. Hình 9: Chế tiết tiền ngà.
Cơ quan men Tiền nguyên bào men
Tiền nguyên bào men
Nguyên bào men
Tiền ngà Nguyên bào ngà C ác ngu yên bào ngà tổn g hợp các khu ôn ngà
Việc bắt đầu chế tiết khuôn men bởi nguyên bào men chỉ diễn ra sau khi khoáng hoá ngà (chất ngà trở lên cứng). Như vậy hình thành ngà răng diễn ra trước, men răng chỉ được bồi đắp trên 1 đường tiếp giáp với ngà răng đã được thiết lập (hình 10).
Hình 10 a:
Khoáng hoá tiền ngà, nguyên bào men chế tiết
Hình 10 b:
Nguyên bào men trong giai đoạn chế tiết tích cực
Nguyên bào men chế tiết
Khuôn men
Tiền ngà được khoáng hóa
Tiền ngà
Hình 11: Hình 12:
Hình thành men ở một răng trước. Hình thành men ở một răng sau.
Hình 13:
Các giai đoạn hình thành mô cứng của răng và các đường tăng trưởng
Sự hình thành men, ngà bắt đầu ở bờ cắn hoặc các đỉnh múi ở mặt nhai. Sau này mới hình thành ra toàn bộ mặt nhai.
Men và ngà răng được tạo thành từng lớp:
- Các pha (đợt) hình thành chất cứng của răng tạo nên các đường lằn thấy rõ được sau khi kết thúc sự hình thành răng.
- Mỗi lớp men và ngà ở rìa cắn và múi răng thể hiện như các hình nón đồng trục chồng lên nhau (hình 11, 12).
Trên tiêu bản cắt dọc theo trục dài của răng: mỗi đường tăng trưởng ở men răng tương ứng với 1 đường như thế ở ngà thân răng. Trên mặt cắt ngang răng những đường này giống như những vòng tăng trưởng ở thân cây (Hình 13).
Tóm lại: các đường tăng trưởng phản
ánh sự tạo thành các răng ở 1 độ tuổi xác định trước và sau đẻ.
2.3. Bao biểu mô chân răng Hertwig và sự xác lập răng Hertwig và sự xác lập hình thể chân răng:
2.3.1. Thành lập bao biểu mô chân răng Hertwig: chân răng Hertwig:
Khi cơ quan men đạt được kích thước cuối cùng,
Đường tiếp giáp men-ngà (1) Tân sinh ở men (2)
Đường tân sinh ở ngà (3) Đường tăng trưởng Xê măng
biểu mô men lớp ngoài và lớp trong gặp nhau tạo nên vành cổ ở vị trí đường nối men – xê măng tương lai.
Sau đó biểu mô men lớp ngoài và lớp trong tiếp tục phát triển thành 1 bao kéo dài ở dưới mức đường nối men – xê măng này, gọi là: bao biểu mô chân răng Hertwig.
Bao biểu mô này (có 2 lớp tế bào: biểu mô men lớp ngoài và biểu mô men lớp trong) tiếp tục phát triển giữa túi răng và nhú răng rồi bao bọc phần đáy nhú răng.
Hình 14: Sơ đồ một răng cửa dưới bên (sữa).