Sự Hình thành các mô quanh răng 1 Bao răng:

Một phần của tài liệu giáo trình bộ mon răng miệng (Trang 42)

3.1. Bao răng:

Là lớp trong mô tụ đặc xunh quanh cơ quan men và nhú răng lúc đầu, sau đó bao xung quanh thân và chân răng đang phát triển. Bao răng là 1 thành phần của mầm răng.

Khi chân răng hình thành và răng bắt đầu mọc, bao răng trở thành mô nâng đỡ của răng với các chức năng:

+ Bảo vệ, giữ ổn định mầm răng và răng trong quá trình hình thành và mọc răng. + Cung cấp dinh dưỡng và thần kinh cho răng phát triển.

+ Trở thành các tế bào tạo xê măng, tế bào dây chằng quanh răng và tế bào xương, phía chân răng của xương ổ răng:

3.2. Hình thành xê măng:

Tại bề mặt chân răng (nơi ngà chân răng vừa được bồi đắp), biểu mô chân răng trước khi di cư và thoái hoá sẽ tiết chất vô định hình khoáng hoá (không có collagen nhưng có tryptophane là 1 acide có khuôn men, rất dày ở vùng chóp răng (10 - 20m) nằm giữa ngà chân răng và xê măng sẽ tạo ra sau này, được gọi là lớp xê măng trung gian.

Khi biểu mô chân răng di cư và thoái hoá, các tế bào của bao răng tiếp xúc với lớp xê măng trung gian và hình thành xê măng có hoặc không có tế bào bao phủ bề mặt chân răng.

Nguyên bào xê măng sẽ chế tiết ra các bó sợi chạy vòng quanh chân răng, được gọi: sợi xuyên, sợi nội sinh, sợi Sharpey khác với sợi ngoại sinh (do nguyên bào sợi tạo nên) chạy thẳng góc với bề mặt chân răng.

+ Xê măng trung gian: không có tế bào, không có collagen (dày nhất ở vùng hình chóp răng).

+ Xê măng có 2 loại: loại không có tế bào, nhưng có collagen (thường phủ 1/2 chân răng phía cổ răng) và loại có tế bào (nguyên bào xê măng) thường phủ 1/2 chân răng phía chóp.

3.3. Sự hình thành dây chằng quanh răng:

Dây chằng quanh răng là mô liên kết mềm (nguồn gốc từ bao răng) được biệt hoá để giữ răng vào ổ răng. Dây chằng quanh răng có các bó sợi một đầu vùi trong xê măng, đầu kia xâm nhập vào thành xương ổ.

Khi chân răng vừa hình thành, các tế bào của bao răng tăng sinh mạnh. Nhưng lớp gần với chân răng sẽ biệt hoá thành nguyên bào xê măng để tạo khuôn xê măng. Những lớp ngoài nhất biệt hoá thành nguyên bào xương để tạo lớp xương phủ mặt trong ổ răng. Còn lớp giữa của bao răng biệt hoá thành nguyên bào sợi để tạo sợi ngoại sinh của dây chằng quanh răng.

Dây chằng quanh răng có sự tái cấu trúc suốt cuộc đời, do các nguyên bào sợi có khả năng nhanh chóng tổng hợp collagen, nhất là ở vùng chóp răng (hình15a).

Hình 15a: Sự hình thành xê măng và dây chằng quanh răng

Tóm tắt quá trình tạo xê măng 1. Nguyên bào ngà 2. Ngà

3. Xê măng

Một phần của tài liệu giáo trình bộ mon răng miệng (Trang 42)