- Chỉ chảy máu
3. Vấn đề mảng bám răng.
+ Trước khi nghiên cứu về mảng bám, cần phân biệt một số thuật ngữ liên quan đến các chất bám dính vào trên bề mặt thân răng như sau:
- Mảng bám răng (dental plaque): quánh và dính, có các loại vi khuẩn (sống và chết) ở trong một mảng, có nhiều polysaccharid, đường và protein, nghĩa là có các thành phần tế bào nhưng không vôi hoá.
- Materia alba: có các tế bào và cũng không vôi hoá, màu vàng trắng, gồm có tế bào máu, các mảnh biểu mô, không có vi khuẩn.
- Thức ăn thừa (fooddebris):có lẫn cả vi sinh vật.
- Cao răng: có các thành phần tế bào và vôi hoá, màu vàng hay nâu (ở người hút thuốc), cứng, gồm nhiều loại vi khuẩn lắng đọng lại.
- Cao răng dưới lợi: màu nâu xám hay đen, rất cứng gồm các chất hữu cơ, vi khuẩn, vi sinh vật các loại cùng với các loại tinh thể phosphat canxi.
+ Người ta đã nghiên cứu nơi hay có mảng bám thấy:
- ở hàm răng mọc đều, mảng bám ở rãnh, lõm trên mặt nhai và bám theo hình một cái đai bao quanh thân răng trên đường vòng lớn nhất.
- ở hàm răng mọc lệch, hoặc chỉ nhai một bên hàm khi có răng viêm hoặc ở nhóm răng bị viêm quanh răng hay ở người giữ vệ sinh răng miệng kém thì mảng bám ở toàn bộ thân răng.
Mảng bám càng dày là do nhiều vi khuẩn (chú ý là liên cầu khuẩn) và nhiều đường (chủ yếu là dextran) kết hợp lại với nhau. Vi khuẩn chiếm 70% trọng lượng mảng bám (có tới 250 triệu vi khuẩn trong 1mg mảng khô).
Chải răng hay tưới nước dưới áp lực có thể làm mất mảng bám. Người ta phát hiện mảng bám bằng cách cho các dung dịch màu như fuchsin, xanh methylen hay cồn iod.