màu vàng hay nâu), thường có tính đối xứng.
- Lõm hình chêm ở cổ răng (hay gặp ở các răng hàm nhỏ), có hình như quyển sách mở, hai mặt lõm, nhẵn cứng, màu vàng.
- Vết tiền sâu răng: men mất bóng, sau đó xuất hiện vết trắng đục như phấn, phát triển theo bề mặt, đáy nông dưới 1mm.
- Men răng đổi màu do nhiễm fluor thường gặp ở cả hai răng đối xứng. Cũng có thể gặp ở một răng, thường do sang chấn răng sữa nên đã làm ảnh hưởng đế mầm răng vĩnh viễn.
- Mòn mặt nhai sinh lý: thường gặp ở người lớn tuổi, đáy cứng và nhẵn. + Nếu răng sâu mà đau cần phân biệt với:
- Viêm tủy răng: đau nhiều, đau từng cơn tự nhiên dù không có kích thích. - Viêm quanh cuống: đau liên tục, tuy có lúc giảm nhưng không hết hẳn, răng hơi lung lay, có cảm giác tưởng trồi lên cao.
- Viêm quanh răng: thường sưng lợi, có mủ, chảy máu, lung lay ở nhiều răng.
8. Điều trị sâu răng.
Trong quá trình sâu răng tiến triển, tủy răng luôn có các phản ứng như đã tạo ra lớp ngà bệnh lý tại vùng tủy răng ở sát với vùng bị sâu. Do đó trong điều trị sâu răng cần tránh không làm hại đến tủy răng. Điều trị sâu răng có hai vấn đề: nạo sạch ngà mủn, sát khuẩn lỗ sâu và hàn kín. Nhưng hiện nay một số chất hàn chưa đủ độ bám dính vào răng, do đó phải tạo lỗ hàn thế nào để vật liệu hàn không bị bong ra. Trong khi tạo lỗ hàn và sát khuẩn lỗ sâu chú ý không làm hại đến tủy tới mức tủy không hồi phục được. Dùng các loại thuốc sát khuẩn không độc, không kích thích đối với tủy. Khi tạo lỗ hàn phải mài ngà, các dây Tomes bị cắt đi, tủy bị ảnh hưởng, nếu hạn chế được thì càng tốt. Mặt khác khi tạo lỗ hàn, cho chất hàn được vững, cũng không nên làm yếu thành lỗ hàn, vì thành có thể dễ bị vỡ mẻ. Nhưng cũng không nên quá tiết kiệm mà để lại các rìa men mỏng không cắt đi, lúc nhai lớp men vỡ ra và làm bong chất hàn. Đó là những vấn đề cần chú ý khi chữa sâu răng.
8.1. Điều trị sâu men:
Sâu men không thể phát hiện được về lâm sàng, vì khi phát hiện thì lỗ sâu đã phạm tới ngà rồi. Nhưng ở các rãnh, lõm, các cầu men có thể
bị gãy đứt, điều đó cần giải quyết. Nhiều người đã nghĩ tới tia laser. Sau khi đạt được thành tựu dùng laser rubis xung quanh để cắt chất rắn của răng và tạo thành ổ nhỏ trên men răng vào năm 1964, người ta muốn laser như là một cái “khoan quang học” để ứng dụng vào vấn đề hàn bịt men răng. Hiện nay các nhà khoa học đang nghiên cứu theo hai hướng:
- Hàn bịt trực tiếp qua biến đổi hình thái bề mặt của men răng, do Stem và Sognnaes đề nghị năm 1965.
- Hàn bịt trực tiếp qua việc làm nóng chảy một vật liệu trên bề mặt men răng. Vật liệu được bàn luận là thủy tinh và sứ.
Không chỉ sử dụng trên men răng, nhiều tác giả còn hàn bịt cả ngà răng và làm nhẵn rìa lỗ sâu. Người ta dùng các vật liệu hấp thụ nhiệt (như than graphit) và kết quả là tủy răng không bị ảnh hưởng gì. Các thực nghiệm trên đây được làm trên khỉ và răng người đã nhổ (năm 1979).
8.2. Điều trị sâu ngà:
Thường làm theo các bước:
+ Mở rộng lỗ sâu: cắt men phủ trên lỗ sâu bằng cái đục cắt men hoặc bằng mũi khoan tròn nếu miệng lỗ sâu nhỏ, hay dùng hơn cả là mũi khoan ống. Nếu là sâu có miệng rộng, nhiều thức ăn giắt vào thì dùng mũi thăm và cây nạo ngà lấy đi.
+ Nạo ngà mủn: bằng cây nạo ngà hoặc mũi khoan tròn các loại. Nạo ngà vùng sát men rồi nạo dần xuống đáy lỗ. Trong lúc nạo cần chú ý vị trí của sừng tủy. Mỗi sừng tủy tương ứng với một (múi) răng, nhưng khi nhiều răng
đã mòn thì khó phân biệt. ở người trẻ, buồng tủy lớn, sừng tủy chưa thu hẹp lại, nhưng càng nhiều tuổi thì buồng và sừng tủy ngày càng thu nhỏ lại. Bất thường có khi buồng tủy hẹp, nhưng sừng tủy co lại. Nạo ngà mủn cho tới lớp ngà cứng, trong quá trình mài thỉnh thoảng phải dừng lại thổi khô. Dùng mũi khoan khám đáy lỗ đang tạo, trước kia (theo Black) khi chạm đầu mũi thăm có tiếng kêu của ngà thì là được, nay không cần thiết. Nếu màng hữu cơ còn thì ngà có thể cứng lại.
+ Tạo lỗ hàn: người ta vẫn áp dụng cách phân loại lỗ hàn theo sự khu trú của lỗ sâu mà Black đã đưa ra từ đầu thế kỷ những năm 20 của thế kỷ 20.
Black phân ra làm 5 loại:
- Loại I: các lỗ hàn ở rãnh và lõm ở mặt nhai, mặt trong, mặt ngoài của tất cả mọi răng.
- Loại II: các lỗ hàn mặt bên (tiếp giáp) các răng hàm lớn, nhỏ.
- Loại III: các lỗ hàn mặt bên răng cửa, răng nanh (không kể lỗ phối hợp giữa mặt bên và mặt cắn, hay ở góc).
- Loại IV: các lỗ hàn mặt bên răng cửa, răng nanh, có phối hợp với rìa cắn và góc đòi hỏi tạo hình lại.
Hình 29: Phân loại lỗ sâu theo Black.