Các thể lâm sàng.

Một phần của tài liệu giáo trình bộ mon răng miệng (Trang 95)

IV. Lỗ sâu mặt tiếp giáp răng cửa, răng nanh, có khuyết hỏng ở mặt cắn và góc V Lỗ sâu rìa lợi ở mặt ngoài, mặt trong của tất cả mọi răng.

2.Các thể lâm sàng.

Khi có các tác nhân gây bệnh từ tủy răng kích thích tới vùng cuống răng, thì có thể sẽ có các phản ứng bảo vệ tại chỗ hoặc toàn thân.

Tùy theo tính chất, cường độ của tác nhân kích thích và khả năng chống đỡ của cơ thể đối với tác nhân kích thích đó mà có các biểu hiện khác nhau trên lâm sàng. Thường có hai loại biểu hiện (thể lâm sàng): thể cấp tính và thể mãn tính. Hai thể bệnh này có thể chuyển hoá cho nhau trong quá trình tiến triển của bệnh.

2.1. Thể mãn tính:

2.1.1. Tăng sản vùng cuống răng:

+ U hạt (granuloma):

U hạt là một phản ứng tăng sản ở vùng quanh cuống răng. Đó là kết quả của một phản ứng bảo vệ của cơ thể ở vùng cuống răng đối với tác nhân kích thích là một tủy răng bị hoại tử. Vì đó là một phản ứng bảo vệ nên được gọi là phản ứng viêm. Nhưng đặc điểm là ở đó không có sự thoát dịch thực sự cũng như không có biến đổi ở mạch máu.

Quá trình hình thành u hạt chủ yếu là tăng sinh hơn là thoát mạch. Các tế bào viêm là những tế bào từ tổ chức hơn là từ máu tới.

Viêm hạt là một phản ứng đặc hiệu cao của hệ thống võng nội mô. Các tế bào của hệ thống này có khả năng biến dạng lớn, tăng sinh mạnh và di chuyển qua các tổ chức.

U hạt là một u nhỏ (đường kính khoảng vài mm) có hình tròn hoặc hình bầu dục. U thường bám vào vùng cuống răng, hoặc đôi khi có thể thấy ở cạnh cuống răng hoặc kẽ giữa ở các răng nhiều chân (nơi có các ống tủy phụ hoặc nơi sàn tủy, ống tủy thủng do kỹ thuật điều trị tủy không đúng).

Bên ngoài u hạt được bao bọc bởi lớp vỏ xơ có khá nhiều nguyên bào xơ với hoạt động chế tiết ra các sợi collagen. Tùy theo từng giai đoạn hoạt động của u hạt mà các sợi này làm cho vỏ xơ khi dày khi mỏng, chỗ dày chỗ mỏng. Lớp vỏ xơ thường không dính vào xương hàm xung quanh.

ở trung tâm của u hạt có rất nhiều các tế bào tròn (dạng lympho bào) nhiều tương bào và tế bào lympho nhỏ, một ít đại thực bào. Các đại thực bào có thể dính vào nhau. Trong tổ chức của u hạt còn có cả tế bào ưa acide, các tế bào dạng biểu mô tạo thành một mạng lưới chia cắt các đám tế bào. Người ta còn thấy cả mô thần kinh trong u hạt. Mạch máu tăng sinh cùng với sự phát triển của tế bào.

Trên lâm sàng, u hạt thường không có biểu hiện triệu chứng gì trong thời gian khá dài. Người ta chỉ phát hiện khi khám thấy răng có tủy hoại tử và chụp X quang thấy hình tròn không cản quang nhỏ ở cuống răng, hình không cản quang có chu vi đều, xương hàm xung quanh không bị thay đổi cấu trúc, chỉ thấy một đường viền cản quang mạnh, rõ xung quanh.

Tiến triển: u hạt là sự hoà hoãn tạm thời giữa sức đề kháng tại chỗ vùng cuống răng với tác nhân kích thích của tủy răng hoại tử. Sự hoà hoãn này có thể bị phá vỡ do nhiều yếu tố:

Một phần của tài liệu giáo trình bộ mon răng miệng (Trang 95)