Tiêu thân răng.

Một phần của tài liệu giáo trình bộ mon răng miệng (Trang 128)

- Há miệng: đưa hàm dưới ra trước, miệng lệch về bên dây thần

1.Tiêu thân răng.

Tiêu thân răng là bệnh phá hoại hình chêm ở mặt ngoài của răng ở sát lợi (khác với răng mòn vì không có răng đối diện).

1.1. Bệnh căn:

Bệnh của tiêu thân răng chưa rõ ràng, có tác giả (Chompret, Fleury) cho là có nguyên nhân toàn thân (thấp khớp, bệnh gút, bệnh gan) hoặc tổn thương ở tế bào tạo ngà gây loạn dưỡng tại chỗ. Tác giả khác (Held) coi là một tổn thương cơ năng do bàn chải, thuốc đánh răng có bột cứng.

1.2. Giải phẫu bệnh:

Tiêu thân răng thấy ở răng cửa, răng nanh, răng hàm nhỏ và phía gần mặt ngoài răng số 6. Tổn thương hình chêm ở thân răng và chân răng. Lợi vùng đó bị co lại.

Ngà răng ở bên dưới bị xơ hoá, các ống ngà có tinh thể vô cơ (Franfok 1963). Tủy răng có ngà thứ phát ở vùng tương đương với nơi tiêu răng. Ngà răng không bị mềm, nếu có thì chỉ ở một lớp mỏng (Sognnaes).

1.3. Lâm sàng:

Lúc đầu nơi tiêu thân răng chỉ là một rãnh nhỏ gần cổ răng, lúc tiêu thân răng đã lớn, người bệnh tới khám vì bị ê buốt do kích thích như sâu ngà hay đau nhức như viêm tủy.

ở cổ răng chỗ tiêu kiểu hình thước thợ với mặt răng, tạo thành hình chữ V mở ra phía mặt men răng. Mặt chỗ tiêu răng nhẵn và cứng.

Có thể thấy ở cả hàm trên và hàm dưới. Răng bị tiêu thân thì ít bị sâu.

Phát triển: dần dần,buồng tủy hẹp lại nên ít khi tủy bị hở, nhưng thân răng có thể bị gãy.

Quá trình tiêu thân răng có thể ngừng lại, cũng có thể hình thành sâu răng. Khi đã hàn kín, tiêu thân răng dừng lại nhưng cũng có thể phát triển dưới vật hàn.

1.4. Điều trị:

Đánh răng bằng bàn chải mềm. Nếu răng buốt thì bôi cồn cánh kiến FNa 2%, FSn 8%.

- Nếu chỗ tiêu quá 1,5mm về chiều sâu thì hàn bằng amangam hoặc dùng inlay có ghim.

- Hiện nay người ta thường sử dụng chất hàn glass iononmer hoặc composite.

Một phần của tài liệu giáo trình bộ mon răng miệng (Trang 128)