Đau trong vùng hàm – mặt.

Một phần của tài liệu giáo trình bộ mon răng miệng (Trang 125)

- Há miệng: đưa hàm dưới ra trước, miệng lệch về bên dây thần

7. Đau trong vùng hàm – mặt.

Đau trong răng – hàm – mặt rất đa dạng, có trường hợp tổn thương thực thể, có trường hợp không có tổn thương thực thể.

Trên lâm sàng người ta đề cập tới các dạng đau: + Đau vô căn (đau không liên tục).

+ Đau triệu chứng (đau có căn nguyên). + Đau giao cảm.

7.1. Đau vô căn.

7.1.1. Đau do dây thần kinh V (bệnh trouseau):

+ Đau bất ngờ dữ dội cơn ngắn trong vài phút và khỏi hoàn toàn.

+ Bắt đầu từ nhánh ngoại vi của dây thần kinh V chi phối ngoài da hoặc niêm mạc, đau thường khu trú 1/2 mặt, không bao giờ lan sang 1/2 mặt bên đối diện.

+ ấn vào các điểm Vallex không đau, cảm giác da, niêm mạc bình thường. + Cuối của cơn đau có sự tham gia của dây thần kinh VII vận động, và giao cảm: giật cơ vành môi, mi mắt, da mặt đỏ, chảy nước mắt.

7.1.2. Đau do dây thần kinh IX:

+ Đau tự nhiên hay khi nói, nuốt, ho, đau như xé, như điện giật, đau bắt đầu từ gốc lưỡi một bên lan xuống vùng amidan, dưới hàm, vành tai.

+ Đau từng cơn ngắn, vài giây hoặc vài phút, khoảng cách các cơn đau ngày càng dày, thường không khỏi tự nhiên.

7.1.3. Điều trị:

Chỉ chẩn đoán đau vô căn khi đã khám xét tỷ mỉ và loại bỏ tất cả các nguyên nhân khác.

+ Thuốc giảm đau thông thường ít kết quả. Nên dùng các thuốc: - Aconitin 0,001 – 0,005g/ngày trong 7 đến 10 ngày.

Có thể dùng dilantin như trong điều trị động kinh. Đặc biệt đau dây thần kinh V rất nhạy cảm với tegretol. - Sinh tố liệu pháp: sinh tố nhóm B, B1, B6, B12..

+ Lý liệu pháp: điện phân, chạy sóng ngắn… + Châm cứu, xoa nắn, ấn huyệt.

- Phong bế dây thần kinh bằng novocain 1 – 2% hoặc lidocain 1 – 2%. - Phẫu thuật cắt dây thần kinh chi phối vùng “bùng nổ”.

7.2. Đau triệu chứng (đau liên tục):

Đau gây nên do một nguyên nhân nhất định thuộc chi phối của nhánh nào đó của dây thần kinh V.

7.2.1. Đau nguyên nhân do răng:

+ Hội chứng hở ngà:

- Ngà bị lộ ra do các nguyên nhân: sâu răng, chấn thương, bệnh quanh răng - Triệu chứng là ê buốt khi có kích thích; nguồn kích thích: chua, ngọt, nóng, lạnh, cơ học..

- Hết kích thích thì hết ê buốt. + Đau do viêm tủy răng:

Đau tự nhiên, từng cơn và có lan toả. Viêm tủy răng cấp gây đau dữ dội và tính chất lan toả rõ. Các cơn đau dài, ngắn khác nhau tùy mức độ viêm.

+ Đau do viêm quanh cuống răng:

Đau tự nhiên, liên tục, khu trú rõ, tủy răng thường bị hoại tử, răng bị trồi cao, lung lay. Trường hợp viêm cấp thì có dấu hiệu nhiễm trùng toàn thân.

+ Đau do các bệnh quanh răng:

Thường đau không theo quy luật nhất định, đau âm ỉ, dai dẳng, khó chịu, răng lung lay. Đau thường kèm theo ê buốt chân răng. Có túi lợi bệnh lý quanh răng.

+ Hội chứng Costen:

Có triệu chứng đau vùng khớp thái dương - hàm, thường gặp ở những người lớn tuổi, nhổ nhiều răng hàm, nhất là hàm dưới, không được làm hàm giả. Hàm phải nhai trong tư thế sai lệch lâu ngày nên tổn thương khớp thái dương - hàm: lồi cầu bị đẩy ra sau, chạm vào thành trước ống tai ngoài.

Triệu chứng: đau vùng khớp thái dương - hàm, lan lên mặt, đỉnh đầu. Có khi đau xuống gốc lưỡi và xương móng, giảm tiết nước bọt, ngứa, ù tai.

7.2.2. Đau không do răng:

Nguyên nhân do bệnh lý khác ở vùng hàm, mặt: viêm mũi - họng, u ác tính, sỏi tuyến nước bọt, thiên đầu thống

7.2.3. Đau do tổn thương dây thần kinh:

Do các bệnh lao, giang mai, đái đường, nhiễm trùng, nhiễm độc gây nên cảm giác tê đau vùng tận cùng các dây thần kinh ngoại vi.

7.2.4. Điều trị đau triệu chứng:

+ Tìm được nguyên nhân gây đau và điều trị theo nguyên nhân. + Giảm đau, an thần.

+ Kháng sinh toàn thân những trường hợp có viêm nhiễm. + Đối với hội chứng Costen:

- Mài chỉnh khớp cắn, làm răng giả.

- Giảm đau, an thần, hạn chế vận động, làm lý liệu pháp.

7.3. Đau dây thần kinh giao cảm:

+ Đau âm ỉ, liên tục, có khi có các cơn đau dữ dội, đau cảm giác như kim châm, kiến cắn, bắt đầu từ các nguyên nhân khác nhau: nóng, lạnh, áng sáng, tiếng động, xúc cảm… tình trạng đau đó làm cho bệnh nhân mệt mỏi, lo sợ.

Thăm khám thấy một phần hoặc toàn bộ một vùng phân bố của dây thần kinh V có rối loạn: giảm cảm giác, ù tai, nghe kém, hoa mắt, chóng mặt, rối loạn vận mạch, rối loạn dinh dưỡng.

+ Nguyên nhân có thể do các kích thích: viêm nhiễm vùng răng – miệng, ung thư lưỡi, tai nạn do mọc răng, nhổ răng; các viêm nhiễm và ung thư xoang, vòm mũi - họng, các bệnh về mắt: viêm màng mạch….

+ Điều trị:

- Tìm nguyên nhân gây đau và điều trị theo nguyên nhân.

- Điều trị triệu chứng: giảm đau, an thần, phong bế hạch giao cảm. - Điều trị lý liệu pháp, châm cứu..

7.4. Đau ám ảnh:

+ Đau không do tổn thương thực thể. Bệnh nhân bị ảnh hưởng bởi một cảm giác đau đã có trước đó của bản thân hoặc của người xung quanh, có thể bệnh nhân có trạng thái rối loạn tâm thần.

Bệnh lý tổ chức cứng của răng không phải Do sâu răng

Một phần của tài liệu giáo trình bộ mon răng miệng (Trang 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)