Men 4 Bao biểu mô chân răng Hertwig 2 Ngà 5 Tế bào biểu mô còn sót lại.

Một phần của tài liệu giáo trình bộ mon răng miệng (Trang 40)

2. Ngà. 5. Tế bào biểu mô còn sót lại. 3. Tủy (nhú). 6. Màng ngăn biểu mô.

2.3.2. Bao biểu mô chân răng Hertwig hướng dẫn sự hình thành chân răng: chân răng:

Bao biểu mô Hertwig và hoành biểu mô được màng đáy bao bọc cả 2 phía.

a 6 b 4 5 2 3 1

Vành đai của bao biểu mô (bờ tự do) tạo thành hoành (màng ngăn) biểu mô rồi tạo nên biên giới phía chóp răng của nhú răng, tạo lỗ chóp sau này (hình 14).

Các tế bào biểu mô lớp trong của màng đáy ngày càng gần với tế bào nhú răng và hướng cho các tế bào lớp ngoài nhú biệt hoá thành nguyên bào ngà và tạo ngà chân răng.

Dải hình ống của biểu mô Hertwig được coi là khuôn của chân răng và quy định: kích thước, độ dài, hình thể chân răng và cả số lượng chân răng.

+ Sự hình thành chân răng của răng một chân:

Khi lớp đầu tiên của khuôn ngà được khoáng hoá, các tế bào của bao biểu mô chân răng tách ra khỏi ngà răng và di cư khỏi bề mặt chân răng, đi sâu vào túi răng.

Các tế bào trung mô và ngoại trung mô của túi răng di chuyển theo hướng ngược lại đến tiếp xúc với bề mặt chân răng và biệt hoá thành nguyên bào xê măng. Nguyên bào xê măng sẽ chế tiết khuôn xê măng và tự khoáng hoá thành xê măng.

Khi xê măng chân răng tạo thành, các nhóm tế bào của biểu mô chân răng còn sót ở bề mặt chân răng tiếp tục di cư nốt khỏi bề mặt chân răng. Song một số trường hợp còn sót lại sẽ có mặt ở trong dây chằng quanh răng và được gọi là biểu mô còn sót: Malassez.

Cùng với sự dài ra của chân răng, thân răng ngày càng xa hốc xương. Bao biểu mô duy trì khoảng cách với đáy hốc xương làm thân răng ngày càng dịch chuyển tiếp về phía miệng.

Quá trình phát triển thân răng còn tiếp tục sau khi mọc răng. + Sự hình thành chân răng ở răng nhiều chân:

ở răng nhiều chân có phần thân chung chân răng là vùng từ đường nối men – xê măng đến nơi chia tách các chân răng (được gọi là vùng chẽ).

Sự phát triển chân răng tương tự như ở răng 1 chân cho tới khi đến vùng chẽ.

ở vùng này phát triển những lá biểu mô kết dính với nhau làm màng ngăn biểu mô bị chia thành hai, ba lỗ. Sau đó bao biểu mô chân răng tiếp tục phát triển thành hai, ba nhánh ống và hướng dẫn thành lập chân răng.

Như vậy ở răng nhiều chân, ngà răng của vùng chẽ và sàn buồng tủy là phần hình thành trước so với các chân răng.

2.4. Thành lập tủy răng:

Các tế bào của nhú răng ở vùng ngoại vi tập trung mật độ cao hơn so với vùng xung quanh và chuyển thành những nguyên bào ngà hình cột rồi phát triển thành các nhú của tế bào về phía đường tiếp giáp men ngà.

Trong quá trình tạo ngà sau đó, vùng nhú răng trở thành một khối tròn và nhô về phía chóp, gọi là cơ quan tủy (tủy răng) gồm: mô liên kết, mạch máu, bạch mạch, thần kinh.

Thân của các nguyên bào ngà ở vùng sát ngoại vi tủy răng trong quá trình chế tiết khuôn ngà sẽ lui dần về phía trung tâm để lại các đuôi (đuôi tôm) trong ống ngà răng.

Sau này nhiều thần kinh có myelin tiếp tục xuất hiện làm mô tủy có mạng lưới thần kinh phong phú.

2.5. Những chú ý lâm sàng:

Quá trình phát triển bao biểu mô chân răng Hertwig là yếu tố cơ bản cho sự thành lập chân răng.

Nếu bao biểu mô có sự phát triển mất tính liên tục trước khi ngà chân răng hình thành sẽ không có sự biệt hoá nguyên bào ngà. Nơi đó sẽ không có ngà chân răng, dẫn đến việc hình thành ống tủy phụ (nối thông tủy chân răng với vùng quanh răng).

ống tủy phụ có thể gặp ở bất kỳ vị trí nào, nhưng hay gặp nhất ở 1/3 chóp chân răng và vùng chẽ của răng nhiều chân.

Nếu bao biểu mô không thoái hoá sẽ không biệt hoá được để trở thành nguyên bào xê măng, nên nơi đó sẽ không có xê măng (thường gặp ở vùng cổ răng, đó là nguyên nhân gây ê buốt khi răng bị tụt lợi).

Bao biểu mô có thể sót lại ở vùng chẽ và được biệt hoá thành nguyên bào men và sẽ tạo men tại chỗ; hình thành những hạt trai men ở vùng chẽ chân răng.

Một phần của tài liệu giáo trình bộ mon răng miệng (Trang 40)