Làm nguội, thử lại răng trên càng

Một phần của tài liệu giáo trình bộ mon răng miệng (Trang 174)

- Lên răng trên càng nhai.

làm nguội, thử lại răng trên càng

càng nhai.

Lần 4 n 4

- Thử răng - Vào múp, ép nhựa,

làm nguội, thử lại răng trên càng răng trên càng nhai. Lầ n 5 Lắp hàm, chỉnh khớp, sửa chữa các chỗ gây đau, dặn dò bệnh nhân

4.2. Mài ổ tựa trên răng trụ:

Chốt tựa mặt nhai tỳ lên các răng mà nha sỹ chuẩn bị, ở các răng hàm nhỏ và lớn chốt tựa thường nằm ở hố bên gần hay bên xa của mặt nhai, có hình tam giác đỉnh tròn. Nó phải phù hợp với giải phẫu hố tựa và các rãnh phụ, nếu nhìn tổng thể chốt tựa giống như hình cái thìa nhỏ. Góc tạo bởi chốt tựa và thanh nối phải nhỏ hơn 900 để tựa luôn chạm khít vào hố tựa và lực nhai truyền thẳng trục chân răng. Một chốt tựa tốt phải thực hiện được 4 chức năng:

- Phân phối lên răng một phần hay tất cả lực nén khi hàm giả hoạt động. - Truyền các lực này gần song song với trục chính răng tựa.

- Đảm bảo sự ổn định của các bộ phận hàm giả với các răng mà hàm giả tựa vào. Muốn vậy cần phải mài tốt ổ tựa: mài ổ tựa có hình thìa con có cạnh bo tròn, bề ngang ổ bằng 1/3 bề ngang thân răng, kích thước gần xa từ 2 đến 3mm cho răng hàm lớn, với răng hàm nhỏ từ 1,5 - 2,5mm, độ sâu chỉ ở lớp men răng. Sàn ổ tựa ngang về phía trung tâm răng và hợp với trục răng một góc nhỏ hơn 900.

Khi làm chụp, inlay người ta thiết kế luôn ổ tựa.

4.3. Phác hoạ khung sườn (mất răng theo phân loại Kennedy): Kennedy):

4.3.1. Mất răng theo Kennedy I:

Khung hàm trên thường chọn tấm bản rộng, hoặc chữ U tùy tình trạng răng còn lại. khung hàm dưới là thanh lưỡi, một số trường hợp có thể thêm thanh tựa gót để tăng cường sự lưu giữ và vững ổn. Móc: tại 2 răng cuối của cung hàm đặt trên mỗi răng một góc Ackers với một tựa mặt nhai xa. Nếu khung chưa chắc chắn đặt thêm một móc chữ T ở răng kế cận hoặc tăng cường thêm một tựa mặt nhai gần. Hiện nay có xu hướng sử dụng móc RPI, Nally - Martinet cho loại này.

4.3.2. Mất răng theo Kennedy II:

Khung hàm trên thường chọn tấm bản rộng hay hẹp tùy thuộc khoảng mất răng dài hay ngắn. Khung hàm dưới là thanh lưỡi, một số trường hợp có thể thêm thanh tựa gót để tăng cường sự lưu giữ và vững ổn. Móc đặt theo hình tam giác.

+ Móc tại răng cuối bên mất răng đặt móc Ackers, nếu răng yếu có thể tăng cường thêm một tựa mặt nhai gần ở răng kế bên răng cuối.

+ Móc tại bên còn răng: thường đặt trên răng cùng tên với bên mất răng có thể là móc Ackers, móc Nally - Martinet hay Bonwill. Ngoài ra có thểđặt thêm móc ở răng giới hạn xa Ney V hay Ackers.

4.3.3. Mất răng theo Kennedy III:

Khung hàm trên thường chọn tấm bản hẹp để tăng cường sự lưu giữ và vững ổn. Móc đặt theo hình thang.

+ Móc ở hai bên giới hạn xa đặt Ackers.

+ Móc ở hai bên giới hạn gần đặt Nally - Martynet. Có thể đặt thêm ổ tựa phía gần răng kế tiếp.

4.3.4. Mất răng theo Kennedy IV:

Các răng giả phía trước lên theo sống hàm hình vòng cung do đó nằm ngoài đường nâng đỡ (thường nâng đỡ là đường nối hai răng trụ phía trước). Vì vậy các răng giả hoàn toàn không vững ổn, đường nâng đỡ trở thành trục quay.

+ Móc phía trước càng gần càng tốt.

Vật liệu nha khoa

Vật liệu nha khoa có lịch sử từ lâu, nhưng tới năm 1728 mới là năm đánh dấu mốc phát triển đặc biệt quan trọng của ngành kỹ thuật răng hiện đại. Fauchard lần đầu tiên trình bày nhiều phương pháp điều trị, trong đó có cách làm hàm giả bằng ngà voi. Sau đó (1756) Pfaff mô tả cách lấy khuôn răng bằng sáp và qua khuôn sáp, đổ mẫu hàm bằng thạch cao. Sứ được dùng từ năm 1792 và amangam được dùng từ giữa thế kỷ XIX với các công trình nghiên cứu có giá trị của G.V Black (bắt đầu từ năm 1895). Năm 1920 ở Mỹ xuất hiện một báo cáo đầy đủ của “Phòng tiêu chuẩn quốc gia” về phân loại mẫu amangam dùng trong nghề răng. Hiện nay ngành răng của nước này có một bộ phận chuyên nghiên cứ về vật liệu, theo dõi kiểm tra việc sản xuất vật liệu dùng trong khoa răng.

Các nước khác trên thế giới cũng có một tổ chức tương tự. Tổ chức “Liên hợp quốc tế” (FDI), một tổ chức thế giới của các nhà chuyên khoa Răng - Hàm - Mặt đã đề nghị một số công thức được nhiều nước công nhận, coi như một tiêu chuẩn quốc gia.

Khoa vật liệu học nghiên cứu cấu trúc của vật liệu từ cấu trúc nguyên tử đến hình thái thô của vật liệu, nghĩa là từ dạng đơn giản đến phức tạp. Để hiểu vấn đề cần vận dụng kiến thức về hoá - lý, vật lý chất rắn và các vật liệu kim loại. Miệng là nơi tiếp nhận mọi thứ vật liệu để hàn răng và làm răng giả, là một môi trường thuận lợi cho sự phá hủy. Các lực nén lên răng đã được phục hồi có thể đạt tới hàng trăm kilôgam trên một centimét vuông. Nhiệt độ có thể thay đổi đột ngột lên tới 650C. Độ pH của môi trường miệng có thể nhanh chóng chuyển từ kiềm sang axit và ngược lại. Độ nóng ẩm là điều kiện thuận lợi cho sự ăn mòn kim loại và vật liệu khác. Ngoài ra mọi tác nhân kích thích nào cũng có thể ảnh hưởng tác hại đến tủy răng và niêm mạc, vật liệu để thay thế cho các mô của răng phải có cách thức sử dụng: (trộn hay pha chế) đơn giản, không đòi hỏi phải trang bị phức tạp. Phải có mầu sắc và vị thích hợp dễ chịu, phải phục hồi được màu vẻ tự nhiên và giống như các răng lân cận... Không nên có giá thành quá cao.

Sự bám dính của vật liệu với mô răng đáng được chú ý nhất, vì rằng một trong những thất bại của chất hàn răng là chất hàn kém bám dính với thành lỗ hàn. Ngày nay với tiến bộ của vật liệu nha khoa, ta đã có những chất hàn tốt, màu sắc phù hợp, với mầu răng bệnh nhân và có thể dễ dàng phục hồi những tổn khuyết của răng.

Một phần của tài liệu giáo trình bộ mon răng miệng (Trang 174)