- Há miệng: đưa hàm dưới ra trước, miệng lệch về bên dây thần
2. Các loại chỉnh hình răng miệng.
2.1. Răng giả gắn chặt:
Răng giả gắn chặt là loại hình răng giả được gắn vào các răng hoặc chân răng còn lại ở trong miệng. Trong thời gian thực hiện nhiệm vụ, lực nhai được truyền theo con đường sinh lý bình thường.
Thức ăn răng quanh răng xương hàm + Răng giả gắn chặt bao gồm các loại chính sau đây: - Chụp răng.
- Cầu răng .
- Các loại hàm giả nhỏ.
2.1.1. Chụp răng:
Chụp răng rất đa dạng về hình thái lâm sàng, cấu trúc, cách thức gia công và vật liệu chế tạo nó.
+ Định nghĩa:
Chụp răng là loại răng giả gắn chặt bọc ra ngoài phần răng còn lại để phục hồi phần chức năng (ăn, nhai) và thẩm mỹ cho bệnh nhân.
+ Yêu cầu của chụp răng:
- Phù hợp về hình thể và độ lớn của răng thật mà nó cần phục hồi. - Phục hồi đường vòng lớn nhất và điểm tiếp xúc với răng bên cạnh.
- Mặt nhai phải tiếp xúc tốt với răng đối diện, không cản trở hàm dưới khi nhai. - Trùm kín cổ răng, cạnh của chụp phải mỏng và mỏng dần bằng không khi chụp vào trong túi lợi khoảng 0,5mm.
- Đáp ứng được yêu cầu thẩm mỹ,.
- Vật liệu làm chụp phải phù hợp với vật liệu đã làm trong miệng. + Vật liệu làm chụp răng:
- Kim loại: hợp kim vàng, hợp kim bạc, thép không gỉ, hợp kim crom - coban, hợp kim đồng - nhôm (vàng giả)..
. Ưu điểm:vững chắc, tùy từng loại hợp kim mà giá thành khác nhau.
. Nhược điểm: thẩm mĩ không phù hợp với các răng thật, do vậy nếu làm chụp bằng hợp kim thì chỉ nên với các răng ở phía trong.
- Nhựa: được chế tạo từ nhựa acrylic, có nhiều loại khác nhau để tạo màu sắc như ý, giá thành rẻ nhưng độ bền cơ học kém .
- Sứ: được chế tạo từ ba thành phần cơ bản sau: . Đất sét (caolin) : 0 - 50%.
. Thạch anh (SiO2) : 15 - 30%. . Ca + Al + Si .: 30 - 90%.
Ngoài ra người ta còn dùng một số kim loại để điều chỉnh màu sắc. Sứ làm răng được chế tạo dưới dạng bột có nhiều màu khác nhau.
- Hỗn hợp (kim loại + nhựa và kim loại + sứ); để khắc phục nhược điểm và phát huy các ưu điểm của từng loại nguyên liệu làm răng giả, người ta gia công
hỗn hợp kim loại và nhựa hoặc kim loại và sứ tùy từng chỉ định lâm sàng và điều kịên kinh tế của bệnh nhân mà có chỉ định thích hợp.
+ Các loại chụp:
- Chụp kim loại: thường chỉ định ở các răng phía trong để bảo vệ các răng còn lại và tăng cường sức nhai.
- Chụp sứ:
Ưu điểm: thẩm mỹ, cứng, không độc, thích hợp sinh học trong miệng. Được phát minh từ năm 1889 do tác giả Land
Nhược điểm:phải mài răng nhiều, giòn, dễ vỡ, giá thành cao .
- Chụp nhựa: thẩm mỹ nhưng mềm, dễ bị bào mòn, giá thành rẻ, chỉ sử dụng cho các răng phía trước.
- Chụp hỗn hợp (nhựa - kim loại và sứ - kim loại): chỉ định được cho tất cả các răng phía trước và phía sau.
- Chụp viền: là loại chụp kim loại để hở mặt ngoài, tăng yếu tố thẩm mỹ nhưng ngày nay ít dùng.
- Chụp trụ: phối hợp giữa chụp và trụ cắm vào tủy răng cho chắc.
2.1.2. Cầu răng:
+ Định nghĩa:
Cầu răng là loại răng giả gắn chặt dễ phục hồi các răng đã mất, bám giữ vào các răng còn lại trong miệng.
Có nhiều cách phân loại cầu răng, thông thường người ta dựa vào số lượng và vị trí của răng trụ:
- Cầu một trụ: hay còn gọi là cầu đèo.
- Cầu hai trụ: là loại cầu phổ biến hay làm nhất. - Cầu nhiều trụ.
Vật liệu sử dụng để làm cầu răng cũng giống như vật liệu để làm chụp răng. + Một số loại cầu răng:
- Cầu đèo: là loại cầu một trụ với điều kiện là răng trụ phải tốt, khoảng cách mất răng phải nhỏ, ăn nhai ít, có yêu cầu thẩm mỹ cao.
- Cầu dập hàn: gia công kim loại nhiều công đoạn, chỉ dùng ở các răng hàm, vì lý do thẩm mỹ. Trang thiết bị để làm loại cầu này đơn giản, không tốn kém.
- Cầu đúc: trang thiết bị tương đối phức tạp, cần chính xác kết hợp với nhựa và sứ có thể phục hồi lại răng mất nhiều phức tạp.
- Cầu dán: là loại cầu đúc mà phần trụ răng không phải mài. Ưu điểm: răng không bị mài nhiều, thẩm mỹ.
Nhược điểm: cầu không vững chắc.
- Cầu kết hợp nẹp: là loại cầu kết hợp trụ và dán ở mặt trong phục hồi răng mất và cố định các răng còn lại.
- Cầu phức tạp: là loại cầu đúc kết hợp nhiều loại hình bám giữ khác nhau ở trụ cầu.
. Hàm giả nhỏ (inlay, onlay) với chụp. . Răng trụ với chụp.
. Chụp hai lần với chụp. . Chụp hai lần cố định vít.
. Chụp kết hợp với đinh cấy (implant).