Vấn đề chống buốt khi mài răng.

Một phần của tài liệu giáo trình bộ mon răng miệng (Trang 81)

IV. Lỗ sâu mặt tiếp giáp răng cửa, răng nanh, có khuyết hỏng ở mặt cắn và góc V Lỗ sâu rìa lợi ở mặt ngoài, mặt trong của tất cả mọi răng.

11.Vấn đề chống buốt khi mài răng.

+ Các kích thích gây đau buốt ở ngà xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau:

- Do hoá học: ngọt, chua, mặn tác động vào .

- Do nhiệt: lạnh dưới 20oC và nóng từ 60oC, do nóng khi mài răng. - Do dẫn điện: với các kim loại dùng để hàn.

Sự đau buốt đó người ta thấy rõ trên lâm sàng, nhưng về cơ chế thì chưa rõ lắm. Từ năm 1835, Raschkow đã thấy có dây thần kinh ở tủy răng và từ năm 1856, người ta cho dây Tomes là dây thần kinh. Từ đó đến nay người ta vẫn tranh luận về sự có dây thần kinh ở ngà răng hay không ?

+ Các giả thiết giải thích cơ chế buốt khi mài răng:

- Theo thuyết thủy động lực của Brannstrom thì dưới sức ép của nhiệt hay các hoá chất sẽ gây nên sự co kéo dây Tomes và lôi kéo tế bào tạo ngà, tế bào tạo ngà chui vào ống Tomes. Tự sự xê dịch này kéo theo đám rối thần kinh quanh tế bào tạo ngà.

- Còn Avery và Rapp thì cho rằng: tế bào tạo ngà là một nơi chuyển tiếp sự kích thích đến thần kinh. Sicher coi tế bào tạo ngà là tế bào cảm thụ.

- Fearhead và Kerebel đã thấy dây thần kinh ở ngà hay vùng tiền ngà. Trên kính hiển vi điện tử Franck thấy rõ dây thần kinh ở 1/3 ngà sát tủy răng, có từ 30 đến

300 dây ở mỗi mm2, giữa dây thần kinh và dây Tomes có chỗ nối nhau. Nhiều tác giả khác cũng thấy dây thần kinh ở ngà răng nối với dây Tomes.

+ Có rất nhiều biện pháp áp dụng để làm cho đỡ buốt khi mài răng: - Gây tê (ở Đức tất cả mọi ca mài trụ đều gây tê).

- Dùng âm nhạc để bệnh nhân quên đau. - Thổi khô.

- Dùng thuốc như trioxymethylen. - Dùng máy khoan chạy nhanh.

Một phần của tài liệu giáo trình bộ mon răng miệng (Trang 81)