Giải phẫu bệnh về men và ngà răng 1 Sâu men:

Một phần của tài liệu giáo trình bộ mon răng miệng (Trang 64)

- Chỉ chảy máu

2.giải phẫu bệnh về men và ngà răng 1 Sâu men:

2.1. Sâu men:

Sâu men hay gặp ở rãnh, lõm và ở các điểm tiếp giáp ở mặt bên và ở cổ răng. Biểu hiện bằng một chấm trắng ở men hay khi thấy mặt men có chỗ bị thô ráp. Thật ra trên lâm sàng chỉ thấy sâu men khi đã tới đường ranh giới men - ngà. Gustafson thấy sâu men có 3 chóp lồng vào nhau, đáy là trên mặt men, đỉnh quay xuống phía ngà răng.

2.2. Sâu ngà:

Sâu ngà phát triển nhanh hơn so với sâu men. Lỗ sâu thường hình tròn trên hẹp, dưới rộng, thức ăn hay giắt vào. Dựa vào tiến triển của bệnh chia ra làm 2 loại sâu ngà: sâu mạn tính, sâu cấp tính (hay gặp ở người trẻ tuổi).

2.2.1. Sâu mãn tính:

Thường thấy ở 3 lớp từ ngoài vào trong.

+ Vùng lỗ sâu: có ngà mủn, có nhiều vi khuẩn, ống Tomes rộng ra cũng có đầy vi khuẩn.

+ Vùng xâm nhập: ống ngà có vi khuẩn nhưng không có nhiễm khuẩn.

+ Vùng trong: ngà bị xơ hoá, ống ngà bị bịt kín, vùng này không có vi khuẩn và cứng hơn ngà thường.

Trên lâm sàng: lớp này có màu sẫm. Về hoá - tổ chức học, người ta thấy men collagenaza phá hủy collagen ở ngà bình thường nhưng không phá hủy collagen ngà bị sâu hay có vi khuẩn xâm nhập, có lẽ ở đó collagen đã bị phá hủy hay bị biến chất rồi. 90% lỗ sâu có cầu khuẩn gram (+), trực khuẩn và nấm actinomyces và người ta nghĩ rằng răng bị tiêu apatit rồi vi khuẩn mới lan vào.

2.2.2. Sâu cấp tính:

Hay gặp ở thanh niên, quá trình phát triển nhanh, dễ ảnh hưởng đến tủy răng, dây Tomes bị phá hủy, tế bào ngà tổn thương hay hoại tử, gây nên một đường ống từ lỗ sâu đến tủy răng. Tránh làm hở tủy khi nạo ngà mủn ở vùng này. Dựa vào mức độ tổn thương chia ra 2 loại: sâu ngà nông (S2) và sâu ngà sâu (S3).

2.3. Sâu xương răng:

Sâu răng theo dây chằng Sharpey rồi theo ống ngà, hay gặp ở người cao tuổi (do quá trình viêm quanh răng, lợi bị tụt xuống), miệng lỗ sâu thường rộng.

Một phần của tài liệu giáo trình bộ mon răng miệng (Trang 64)