- Há miệng: đưa hàm dưới ra trước, miệng lệch về bên dây thần
1. Đặc điểm về giải phẫu, tổ chức và sinh lý niêm mạc miệng Phân loại niêm mạc miệng:
1.1. Phân loại niêm mạc miệng:
Có thể chia niêm mạc miệng ra 3 loại:
+ Niêm mạc nhai là niêm mạc ở lợi và hàm ếch.
+ Niêm mạc chuyên biệt là phần phủ mặt trên của lưỡi.
+ Niêm mạc lót là phần còn lại của niêm mạc miệng như mặt trong của má, sàn miệng...
1.2. Cấu trúc niêm mạc miệng:
+ Tầng biểu bì: dày 200 đến 300 m, từ dưới lên có: - Lớp mầm gồm các tế bào hình khối hoặc hình trụ thấp. - Lớp Maipighi gồm các tế bào đa giác.
- Lớp tế bào đa giác dẹt: lớp này ở ngoài cùng thì bong vảy và tróc đi, một vài nơi sừng hoá hoặc bán sừng hoá, còn nói chung thì niêm mạc miệng không sừng hoá.
+ Tầng đệm:là tổ chức liên kết đệm có nhiều sợi chun, phía trên có những chỗ nhô lên gọi là nhú lưỡi. Tùy từng nơi mà nhú lưỡi này có thể cao thấp khác nhau. Tầng đệm này cũng có chỗ dày chỗ mỏng khác nhau. Ví dụ: ở lợi răng thì tầng biểu bì rất dày và dính, sát ngay màng xương, lớp cơ niêm không có hoặc ít phát triển. Hạ niêm mạc chỉ có ở môi và má.
+ Các tuyến niêm mạc:
Niêm mạc miệng có rất nhiều tuyến nhỏ và gồm ba loại tuyến: tuyến nhầy, tuyến nước và tuyến bã. Tuyến nhầy có nhiều ở hàm ếch. Tuyến nước ở rải rác khắp môi, ở má, sàn miệng. Tuyến bã chỉ có một ít ở môi trên, đôi khi có ở má vùng đối diện với răng hàm.
+ Mạch máu, thần kinh và bạch hạch:
Niêm mạc miệng có rất nhiều mạch máu, thần kinh và bạch mạch. Các mạch máu làm thành một màng lưới ngay dưới niêm mạc. Thần kinh chủ yếu là các nhánh tận cùng của dây thần kinh V. Dòng bạch mạch đổ vào các hạch ở dưới cằm, hạch má, hạch mang tai và tập trung lại ở nhóm hạch dưới hàm và ở bên cổ.
1.3. Dịch nước bọt:
+ Niêm mạc miệng có thể nói là được tắm chìm trong dịch nước bọt. Dịch nước bọt do các tuyến niêm mạc và các tuyến lớn tiết ra. Các tuyến đó là đôi tuyến mang tai, đôi tuyến dưới hàm và các tuyến dưới lưỡi.
Dịch nước bọt được tiết ra chừng 1lít/giờ. + Thành phần nước bọt gồm:
- Nước : 99,4%. - Chất hữu cơ: 3,4%.
- Chất vô cơ : 2,6%.
Các chất hữu cơ gồm các axit amin, men ptyalin, lysozime flemming, các biểu bì bong ra, bạch cầu và các vi khuẩn.
Các chất vô cơ gồm các cation như kali, natri, canxi, magiê và các anion như clorua, phốt phát, florua.
1.4. Khả năng tự bảo vệ và phục hồi:
Niêm mạc miệng có khả năng tự bảo vệ và phục hồi tốt nhờ rất giàu mạch máu, bạch mạch và cũng có thể nhờ được tắm chìm trong dịch nước bọt.
1.5. Khả năng thẩm thấu:
Niêm mạc miệng có khả năng thẩm thấu do đó cần cẩn thận khi sử dụng thuốc ở niêm mạc miệng.
1.6. Liên quan phản ánh đối với một số bệnh toàn thân:
Niêm mạc miệng là nơi phản ánh rất nhạy cảm đối với một số tình trạng toàn thân, ví dụ: các thay đổi của lợi khi tuổi dậy thì, các thay đổi của lưỡi trong một số bệnh lý về máu, trong một số bệnh truyền nhiễm, trong một số bệnh về chuyển hoá... Tình trạng rêu lưỡi cũng là một căn cứ để chẩn đoán bệnh toàn thân theo đông y. Niêm mạc miệng cũng rất nhiều tính chất chung về sinh lý và bệnh lý với tổ chức da.