Xét nghiệm trực tiếp dưới kính hiển vi điện tử có nền đen,

Một phần của tài liệu giáo trình bộ mon răng miệng (Trang 110)

kính hiển vi điện tử có nền đen, phase tương phản.

- Cấy khuẩn.

- Xét nghiệm miễn dịch (huyết thanh chẩn đoán): là do lượng kháng nguyên, kháng thể.

- Xét nghiệm thăm dò AND.

6. Điều trị bệnh viêm quanh răng.

+ Bước khám và chẩn đoán bệnh VQR là bước chủ yếu, phức tạp, cần thận trọng để tìm được kế hoạch điều trị tốt nhất.

+ Điều trị duy trì là bước quan trọng vì quyết định sự thành công; điều trị cần làm đúng và thường xuyên.

+ Hiện nay không dùng các chất gây cháy, làm tổn thương lợi như: CPC, ATS, a.chlonic... mà thường dùng các thuốc làm dịu và chống nhiễm trùng tại chỗ bằng paste kháng sinh.

6.1. Điều trị bảo tồn:

Điều trị bảo tồn thường áp dụng đối với các bệnh viêm quanh răng nhẹ như: AAP I (viêm lợi), AAP II. VQR giai đoạn sớm.

Các bước điều trị bảo tồn gồm:

6.1.1. Hướng dẫn vệ sinh răng miệng:

+ Làm cho bệnh nhân hiểu và biết cách làm vệ sinh răng miệng trước, trong và sau điều trị một cách thường xuyên.

+ Các phương tiện làm sạch răng miệng: bàn chải, thuốc đánh răng, chỉ tơ nha khoa, nước súc miệng .

6.1.2. Xoá bỏ nguyên nhân tại chỗ:

+ Loại bỏ nguyên nhân trực tiếp: lấy cao răng, mảng bám răng, làm nhẵn bề mặt chân răng.

+ Loại bỏ nguyên nhân gián tiếp: loại bỏ những sai sót trong điều trị răng miệng như: hàn thừa, hàn thiếu, cầu chụp sai kỹ thuật, điều trị răng bệnh nếu có.

6.1.3. Điều trị toàn thân:

+ Điều trị các bệnh toàn thân (nếu có), nâng cao sức đề kháng. + Dùng kháng sinh những trường hợp nặng, viêm cấp.

6.2. Điều trị bằng phẫu thuật:

+ Thường áp dụng với các thể VQR giai đoạn nặng như AAP III, AAP IV. + Mục đích: là sự phối hợp các phương pháp điều trị khác nhau nhằm: xoá bỏ túi lợi bệnh lý, tái tạo lại một phần hoặc toàn bộ mô quanh răng đã bị phá hủy do bệnh VQR.

Có 5 bước thứ tự điều trị bệnh viêm quanh răng bằng phẫu thuật gồm (khái quát):

6.2.1. Xoá bỏ nguyên nhân (điều trị khởi đầu):

Điều trị như điều trị bảo tồn gồm: huấn luyện vệ sinh răng miệng, loại bỏ nguyên nhân, điều trị bệnh toàn thân.

6.2.2. Điều trị chức năng:

+ Chỉnh khớp cắn nếu có sang chấn khớp cắn, nắn chỉnh các răng mọc lệch. + Làm nẹp cố định tạm thời đối với các răng lung lay nhiều.

6.2.3. Các phương pháp phẫu thuật vùng quanh răng:

Tùy theo mức độ và các thể bệnh viêm quanh răng mà áp dụng 1 trong 3 loại phẫu thuật sau:

+ Phẫu thuật lợi:

Gồm: - Cắt lợi và tạo hình lợi.

- áp dụng các trường hợp: túi lợi trên xương. + Phẫu thuật lợi – xương: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Là các phẫu thuật có can thiệp vào lợi và xương vùng quanh răng để điều trị các bệnh vùng quanh răng. Lợi thế lớn nhất của phương pháp phẫu thuật này là: tạo đường vào vùng quanh răng để nhìn rõ khi lấy cao răng và cạo láng gốc răng triệt để hơn.

- Trước năm 1982: thường dùngphương pháp lật vạt kết hợp nạo tổ chức quanh răng của Neuman - Widman; phương pháp này có nhiều hạn chế về kết quả.

- Sau năm 1982: áp dụng phương pháp tái sinh mô được hướng dẫn, cho nhiều kết quả khả quan hơn.

- Một số phương pháp phẫu thuật khác: cắt bỏ xương, ghép xương tự thân đồng loại… nhằm phục hồi mô quanh răng cũng cho những kết quả hạn chế.

+ Phẫu thuật lợi – niêm:

Là các phẫu thuật nhằm che phủ chân răng bị hở nhiều, sửa ngách lợi nông hoặc chỉnh phanh môi - má quá cao.

6.2.4. Điều trị bổ sung:

Làm nẹp cố định lâu dài đối với các răng lung lay nhiều.

6.2.5. Điều trị duy trì:

+ Rất quan trọng vì nó quyết định thành công của việc điều trị. + Bệnh nhân cần vệ sinh răng miệng đúng cách, thường xuyên.

+ 3 tháng/1 lần: đến lấy cao răng, mảng bám răng và kiểm soát tình trạng vệ sinh răng miệng.

Chấn thương răng

1. Đại cương.

+ Chấn thương răng là một vấn đề thường gặp trên lâm sàng.

+ Chấn thương răng có thể do: va đập răng, do nhai hoặc do tai biến điều trị răng.

+ Có các chấn thương có thể tự khỏi, răng hoàn toàn hồi phục bình thường. Có chấn thương cần phải xử trí ngay để tránh các bệnh, các biến chứng như: bệnh tủy răng, viêm quanh cuống răng.

+ Việc điều trị bảo tồn trong chấn thương răng cũng tùy từng trường hợp phải cân nhắc, có khi nếu cố tình giữ lại răng sẽ gây cản trở cho việc phục hồi thẩm mỹ và các chức năng tiếp theo.

+ Trước một trường hợp chấn thương, cần phải hỏi bệnh nhân và khám xét tỉ mỉ.

- Hỏi bệnh:

. Thời gian từ lúc xảy ra chấn thương đến lúc bệnh nhân được khám và điều trị giúp nhiều trong chẩn đoán và tiên lượng điều trị.

. Tình trạng xảy ra chấn thương như thế nào cũng giúp thầy thuốc phán đoán mức độ và tính chất thương tổn. Một chấn thương nhẹ thường dễ làm tổn thương răng tủy, trong khi một chấn thương mạnh có thể làm gẫy răng mà tủy răng lại ít tổn thương.

- Khám bệnh: lần lượt khám: . Phần mềm: chú ý kiểm tra dị vật. . Khám xương ổ răng.

. Khám răng: kiểm tra vị trí của răng, độ lung lay, tình trạng khớp cắn, màu sắc của răng.

. Khám xem có các vùng chấn thương bên cạnh răng hay không ? . Làm các nghiệm pháp thử tủy răng: nhiệt độ, điện.

. Chụp X quang vùng chấn thương.

+ Dựa vào tính chất, mức độ của chấn thương răng để người ta phân loại và xử trí chấn thương răng cho phù hợp.

2. Chấn thương răng mà thân và và chân răng còn nguyên vẹn. vẹn.

2.1. Nguyên nhân:

+ Sang chấn mãn tính:do điều trị hàn răng hoặc chụp răng cao quá, thói quen cắn nút chai, nghiến răng, khớp cắn sai.

+ Chấn thương do va đập: do tai nạn ngã hoặc va đập với lực mạnh tác động vào răng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2. Chẩn đoán và xử trí:

+ Sau sang chấn (nhất là do va đập) có dấu hiệu viêm quanh cuống bán cấp, có cảm giác răng dài ra. Khám thấy răng hơi lung lay, gõ có tiếng đục; X quang không có tổn thương ở răng và xương ổ răng, vùng quanh răng giãn rộng, sau 2 - 3 tuần hết đau.

+ Cần khám xét, theo dõi trước mắt và lâu dài để xác định tủy răng còn sống hay đã chết (chủ yếu dựa vào các nghiệm pháp thử tủy răng bằng nhiệt độ, bằng điện, có khi phải mài răng).

2.2.1. ở người lớn tuổi:

Nếu các đáp ứng thử tủy âm tính thì thường là tủy răng chết và không hồi phục, do đó có chỉ định lấy bỏ hoàn toàn tủy và hàn kín các ống tủy ra buồng tủy để bảo tồn răng.

2.2.2. ở các răng vĩnh viễn mới mọc xong hoặc đang mọc:

Thử tủy có đáp ứng âm tính chưa chắc tủy đã chết và không phục hồi, do đó cần phải theo dõi tiếp. Sau thời gian khoảng trên 3 tháng nếu răng tiếp tục đổi màu, có dấu hiệu tủy viêm, kiểm tra X quang thấy xuất hiện vùng sáng quanh cuống răng hoặc thấy ngừng sự phát triển của chân răng (lỗ cuống răng rộng không thu hẹp dần) thì chứng tỏ tủy răng đã chết; cần phải lấy bỏ tủy răng. Việc hàn kín tủy răng ở lỗ cuống răng rộng, loe hình phễu thường khó khăn, phải kết hợp phẫu thuật hàn ngược chiều hoặc hàn kích thích khép cuống răng bằng bột nhão hydroxyt canxi và theo dõi sự phát triển của răng.

3. Gãy thân răng.

3.1. Gãy thân răng không có hở tủy răng:

Việc chẩn đoán và xử trí giống như đối với chấn thương mà thân răng và chân răng còn nguyên vẹn. Cần chú ý việc làm thêm là hàn phục hồi tổ chức đã bị mất.

3.2. Gãy thân răng có hở tủy răng:

+ Nếu tủy răng còn sống: có thể điều trị bảo tồn tủy bằng phương pháp chụp tủy hoặc lấy tủy thân, nhưng thường là lấy tủy thân vì chụp tủy sẽ gây khó cho việc tạo lỗ hàn phục hồi lại tổ chức răng bị mất. Lấy tủy thân có kết quả tốt khi răng không có dấu hiệu tủy viêm, thời gian hở tủy không lâu (không quá 24 giờ), tủy răng màu hồng, thăm khám bằng đầu thám trâm không chảy máu.

+ Nếu tủy răng đã chết hoặc thời gian hở tủy kéo dài, hoặc có triệu chứng của tủy viêm thì có chỉ định lấy tủy và hàn kín ống tủy, buồng tủy.

4. Gãy cổ răng.

+ Nếu kỹ thuật chỉnh hình có thể làm răng giả trên chân răng còn lại thì có chỉ định lấy tủy và hàn kín ống tủy chân răng.

+ Nếu kỹ thuật làm răng giả không cho phép làm được trên chân răng còn lại thì có chỉ định nhổ bỏ chân răng đó.

5. gãy chân răng

+ Gãy chân răng được chia làm 2 loại: - Gãy ngang.

- Gãy dọc và gãy chéo.

+ Chẩn đoán gãy chân răng chủ yếu dựa vào hình ảnh X quang vì trên lâm sàng các triệu chứng thường không rõ ràng và khó chẩn đoán phân biệt với các bệnh của vùng quanh răng, quanh cuống răng.

5.1. Gãy ngang:

+ Nếu đường gãy ở gần về phía thân răng (hình 37):

Thường không có chỉ định điều trị bảo tồn răng đó, phải nhổ bỏ toàn bộ răng gồm cả phần chân răng còn lại.

Hình 37A: Gãy ngang Hình 37B: Gãy ngang gần về phía thân răng. gần về phía cuống răng.

+ Nếu đường gãy ở gần về phía cuống răng (hình 37b):

Có khả năng điều trị bảo tồn giữ lại răng đó. Nguyên tắc chung là phải cố định răng đó tốt. Ngoài ra tùy theo tình trạng đường gẫy và mức độ tổn thương mà xử trí:

Một phần của tài liệu giáo trình bộ mon răng miệng (Trang 110)