Cùng với xương ổ răng giữ bề rộng cần thiết cho vùng dây

Một phần của tài liệu giáo trình bộ mon răng miệng (Trang 106)

bề rộng cần thiết cho vùng dây chằng quanh răng.

- Bảo vệ ngà và sửa chữa một số tổn thương ở ngà chân răng.

Hình 35a: Hình 35b:

Thiết đồ đứng dọc quanh răng. Nhìn mặt trước của răng.

1.4. Xương ổ răng:

+ Là một bộ phận của xương hàm bao bọc quanh chân răng. Cấu trúc giống như xương bình thường.

+ Cấu tạo gồm 2 phần:

- Lá cứng (laminadura): là thành trong của huyệt răng, có những lỗ nhỏ để mạch máu chui ra, vào dây chằng quanh răng.

- Phần còn lại: là tổ chức xương xốp chống đỡ xung quanh huyệt răng.

2. Bệnh căn - bệnh sinh.

+ Trước năm 1960: người ta cho rằng: viêm quanh răng (VQR) chủ yếu là do yếu tố toàn thân như:

- Đái đường. - Xơ gan. Lợi tự do Lợi dính Niêm mạc

- Nội tiết, thiếu sinh tố, tăng cholesterol, kết hợp với yếu tố tại chỗ như: sang chấn khớp cắn.

+ Sau năm 1960: người ta đánh giá các yếu tố VQR gồm:

- Vai trò của vi khuẩn ở mảng bám răng, cao răng với các men của nó đóng vai trò chủ yếu. Đây là mắt xích đầu tiên gây bệnh, đồng thời kết hợp với yếu tố miễn dịch: gây phản ứng quá mức của người bệnh.

- Các yếu tố thuận lợi:

. Toàn thân: đái đường, xơ gan, bệnh nội tiết, di truyền.

. Tại chỗ: các hình thái tư thế không bình thường của răng, các sai sót trong điều trị và chỉnh hình răng.

3. Phân loại bệnh viêm quanh răng. 3.1. Trước năm 1986 chia 5 loại: 3.1. Trước năm 1986 chia 5 loại:

+ VQR mãn trước tuổi dậy thì. + VQR cấp sau tuổi dậy thì.

+ VQR phát triển nhanh (VQR tiến triển). + VQR người lớn (VQR mạn).

+ Viêm lợi loét hoại tử - VQR.

3.2. Phân loại AAP (1986):

+ Viện hàn lâm quanh răng Mỹ (Americal Academy of Periodontology) chia VQR gồm 3 loại:

- VQR người lớn. - VQR người trẻ tuổi.

- VQR với các bệnh hệ thống (bệnh toàn thân).

Trong đó VQR người lớn là quan trọng nhất cả về tỷ lệ bệnh mắc phải cũng như về phương pháp điều trị.

+ Viêm quanh răng người lớn được phân làm 4 loại:

- AAP 1 (viêm lợi): là giai đoạn đầu tiên dẫn đến VQR. Lợi có biến đổi màu sắc: hình dáng, vị trí, mật độ, có thể chảy máu hoặc có dịch lợi khi thăm khám.

- AAP II (VQR giai đoạn sớm): túi lợi bệnh lý > 3 mm, mất bám dính  2 mm, tiêu xương ổ răng ít, không có răng lung lay.

- AAP III (VQR mãn): (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Túi lợi = 4 - 5 mm, mất bám dính = 3 - 4 mm; tiêu xương ổ răng rõ, tăng lung lay độ 1, 2.

- AAP IV (VQR tiến triển):

Túi lợi > 5 mm, mất bám dính  5 mm, tiêu xương ổ răng nhiều, răng lung lay độ 3 - 4.

4. Triệu chứng lâm sàng bệnh viêm quanh răng.

Gồm 5 triệu chứng điển hình:

+ Có túi lợi bệnh lý (túi quanh răng) sâu  3mm. + Lợi co, hở cổ và chân răng.

+ Tiêu xương ổ răng (tiêu ngang, tiêu sâu hoặc hỗn hợp). + Rănh lung lay từ độ 1 đến độ 4.

5. Triệu chứng cận lâm sàng. 5.1. Chụp phim X quang răng: 5.1. Chụp phim X quang răng:

+ Mục đích đánh giá:

- Xương kẽ răng (mào xương ổ răng). - Chiều rộng của vùng dây chằng quanh răng.

- Lá cứng và phần xương xốp xung quanh huyệt răng. + Các phương pháp chụp phim:

- Phim thường: cần 11 phim cho 2 hàm (6 trên, 5 dưới). - Phim toàn cảnh 2 hàm (panoramique).

- Phim chụp song song (phim song song với trục răng – tia vuông góc với phim).

+ Một số hình ảnh bệnh lý trên phim X quang:

- Tiêu mào xương ổ răng: là dấu hiệu quan trọng nhất vì luôn luôn xuất hiện trong VQR. Có thể tiêu ngang, hoặc dọc xương ổ răng (hình 36A và hình 36B).

Hình 36 (A- B)

- Khe dây chằng vùng quanh răng giãn rộng.

- Mất liên tục của lá cứng (đường viền sáng đậm xung quanh huyệt răng). - Có thể có một dấu hiệu bệnh lý khác của vùng quanh răng: tiêu cuống răng, răng chậu, nang thân răng, các vết gãy…

Lưu ý: cấu trúc mô quanh răng trên thực tế là không gian 3 chiều, trong khi trên phim X quang chỉ thể hiện 2 chiều, nên hình ảnh các mô quanh răng trên phim X quang bị chồng chéo, khó chẩn đoán định khu những tổn thương trong xương và không thể chẩn đoán xác định tổn thương xương là 2 thành hay 3 thành.

5.2. Các xét nghiệm vi trùng học:

+ Mục đích: phát hiện nguy cơ các đợt hoạt động của bệnh VQR, từ đó có phương pháp điều trị kịp thời, hiệu quả.

Tùy theo điều kiện trang bị kĩ thuật của mỗi cơ sở chuyên khoa và tùy theo mục đích xét nghiệm của từng giai đoạn khác nhau trong quá trình điều trị bệnh mà áp dụng từng xét nghiệm riêng biệt hoặc các xét nghiệm sau:

Một phần của tài liệu giáo trình bộ mon răng miệng (Trang 106)