- Rụng răng sữa không có hiện tượng viêm loét vì biểu mô bám
2. Mô quanh răng – ứng dụng lâm sàng 1 Dịch chuyển răng:
2.1. Dịch chuyển răng:
2.1.1. Dịch chuyển răng trong bệnh viêm quanh răng:
Viêm lợi mãn tính, viêm quanh răng sẽ gây ra những nguy hại lớp nông hoặc sâu ở một bộ phận quan trọng của dây chằng quanh răng.
Khi bị viêm quanh răng nặng, răng có thể bị di chuyển khỏi vị trí ban đầu, hướng đến phía có mô liên kết sợi còn tương đối tốt hoặc ít bị phá hủy nhất.
2.1.2. Di chuyển răng khi mất răng:
Khi khung răng bị mất 1 răng, răng đối kháng sẽ di chuyển về phía mặt phẳng nhai (thòng xuống hoặc trồi lên). Nếu tình trạng này kéo dài, khoảng nhai khung trở nên hẹp, mật độ sợi giảm. Nếu dùng răng này làm trụ cho cân răng, hệ thống bám dính lúc đầu không đảm bảo chịu lực nhai; cho đến khi có được sự thích nghi và bồi đắp.
Răng ở phía xa và phía gần của răng mất có xu hướng di gần (hoặc xa) sau khi hốc xương đã lành.
2.1.3. Di chuyển răng trong chỉnh hình:
Nếu lực chỉnh hình quá mức, dây chằng quanh răng bị hoại tử, dẫn đến xê măng, ngà răng cũng bị tiêu. Nếu có sự điều chỉnh kịp thời sự tiêu sẽ được hồi phục. Nếu không điều chỉnh kịp thời dẫn đến ngắn chân răng, giảm chức năng nâng đỡ.
Nếu răng cần phải xoay chiều, khả năng tái cấu trúc của hệ thống sợi sẽ bị vượt quá giới hạn. Khi đó răng không được giữ nguyên ở vị trí cần chỉnh về mặt cơ học nữa, sau khi chỉnh răng sẽ quay trở lại vị trí cũ. Cần phải phẫu thuật hệ thống sợi của dây chằng quanh răng trước và/hoặc sau khi xoay răng để cho hệ thống sợi mới được thành lập thì răng không quay về vị trí cũ nữa.
2.2. Tái cấy ghép và cấy chuyển răng:
2.2.1. Tái cấy ghép:
+ Tái cấy ghép là đặt trở lại 1 răng đã được nhổ ra hay bị chấn thương rơi ra, vào trong xương ổ của nó.
Thông thường răng được điều trị nội nha trước khi tái cấy ghép.
+ Tái cấy ghép là phương pháp điều trị rất hữu hiệu trong điều trị mất răng do tai nạn. Điều kiện để thành công là:
- Vẫn còn vết tích của mô dây chằng quanh răng bám vào xê măng. Nếu mô dây chằng bị làm sạch bằng dụng cụ, nạo lấy đi 1 phần hay toàn bộ dây chằng quanh răng thì khi lành thương, xương mới tạo sẽ dính với chân răng gây ra cứng khớp. Sau vài tháng, chân răng tái cấy ghép sẽ bị tiêu và thân răng rơi ra.
- Dây chằng quanh răng phải đảm bảo còn sống. Có nghĩa là không được để răng khô khi nó đang nằm ở ngoài xương ổ răng. Dây chằng nha chu và tế bào còn sót lại của nó chỉ có thể sống được trong môi trường ẩm ngoài xương ổ răng không quá 30 phút. Nếu để quá 30 phút thì tỉ lệ thành công thấp hơn nhiều.
2.2.2. Cấy chuyển răng:
+ Cấy chuyển 1 răng là răng (hoặc mầm răng) được đặt vào trong ổ xương của 1 răng khác hay đặt vào 1 hốc nhân tạo.
+ Cấy chuyển răng có thể là tự thân hay đồng loại:
- Cấy chuyển tự thân là khi răng (hay mầm răng) được cấy chuyển là của cùng 1 người. Ví dụ cấy chuyển răng số 8 trước khi hình thành chân răng được cấy vào ổ của răng số 6 đã nhổ.
- Cấy chuyển đồng loại là răng hay mầm răng của 1 người được cấy sang người khác. Việc cấy chuyển này sẽ gây phản ứng bảo vệ miễn dịch tế bào vì răng và các tế bào bám trên răng được xem là vật thể lạ.
2.3. Điều trị nội nha và mô quanh răng vùng chóp:
Các thao tác điều trị nội nha (lấy tủy, mở rộng ống tủy bằng dụng cụ, hàn ống tủy) thường gây chấn thương cho mô nha chu vùng chóp.
+ Việc lấy tủy răng sống có thể gây chảy máu và viêm cấp ở dây chằng nha chu vùng chóp và khoảng tủy xương kế cận làm phá hủy một phần dây chằng nha chu và tiêu xương ổ răng. Sau vài tháng mô nha chu sẽ lành thương, không mất cấu trúc hay chức năng.
+ Các thao tác trong hàn ống tủy có thể gây tổn thương bệnh lý vĩnh viễn cho mô nha chu, vùng chóp. Nếu dụng cụ đi qua lỗ chóp, gây chấn thương dây chằng và mở đường cho vi khuẩn dẫn đến viêm quanh chóp mãn tính, tạo thành u hạt quanh chóp và có thể phát triển thành nang quanh chóp.
+ Đối với răng chưa trưởng thành (chân răng chưa hoàn thiện) khi lấy tủy chân hay tủy buồng và buồng tủy được hàn bằng hydroxide calcium thì vi khuẩn bị giết chết và giảm được viêm quanh chóp và tạo nên lớp xê măng mới bít lỗ chóp. Kỹ thuật này được gọi là đóng chóp răng.
2.4. Thăm dò độ sâu túi lợi:
2.4.1. Bảng phân loại độ sâu thăm dò trong viêm lợi và viêm quanh răng. quanh răng.
Lợi bình thường
Không có
0,5 –
2mm Chưa qua biểu mô kết nối