Trên phi mX quang thấy hình ảnh tiêu xương ổ răng chiều

Một phần của tài liệu giáo trình bộ mon răng miệng (Trang 102)

ảnh tiêu xương ổ răng chiều ngang và chiều sâu.

+ Viêm kẽ răng:

Viêm kẽ răng thường gặp ở các răng số 7 và 8 do điểm tiếp xúc không tốt hoặc ở các răng hàm khác có lỗ sâu mặt gần hoặc mặt xa của răng.

Biểu hiện lâm sàng: răng lung lay, có khi răng trồi cao, gõ dọc đau, đau âm ỉ, liên tục nặng nề khó chịu, đau tăng khi ăn vì có các thức ăn nhét vào.

ở những răng sâu mặt bên thì có cảm giác ê buốt khi ăn uống hoặc có những cơn đau dội lên, trường hợp này cần chú ý tới tủy răng bị viêm.

Kiểm tra phim X quang thấy xương ổ răng nơi kẽ răng bị tiêu, dây chằng ổ răng giữa hai răng giãn rộng, có thể thấy tổn thương lỗ sâu ở mặt bên của răng.

2.1.6. Điều trị bệnh viêm quanh cuống răng:

* Điều trị viêm quanh cuống cấp tính:

+ Toàn thân:

- Kháng sinh toàn thân phù hợp với mức độ viêm: ampiciline, spiramycine (rovamycin), rodogyl (spriramylin +flagyl), gentamycine….

- Giảm đau: có thể dùng các nhóm salicilat, paracetamol, hoặc nhóm giảm đau kháng viêm không corticoit khác.

- An thần.

- Sinh tố liệu pháp: dùng sinh tố C, sinh tố nhóm B. + Tại chỗ:

- Ngậm nước muối ấm liên tục.

- Không nên can thiệp chữa răng, nhưng nếu điều kiện cho phép có thể dùng máy khoan siêu tốc với mũi khoan sắc để mở tủy, đây là con đường dẫn lưu tốt nhất và giảm đau nhanh nhất. Tuy nhiên không nên can thiệp nhiều hơn nữa, thí dụ như nong ống tủy vì nó có thể sẽ gây nhiễm trùng nặng hơn.

- Kiểm tra nếu có ổ abcès, đặc biệt là ổ abcès dưới màng xương thì chích rạch tháo mủ. Chỉ cần gây tê niêm mạch và dùng dao sắc chích nhanh và gọn. Mủ được giải phóng sẽ làm tình trạng toàn thân và tại chỗ ổn định nhanh chóng.

* Điều trị viêm quanh cuống răng:

+ Loại bỏ răng nguyên nhân: - Chỉ định:

. Những răng gây viêm quanh cuống tái phát nhiều lần.

. Những răng gây viêm mô liên kết lan toả quanh hàm, gây rò xương hàm đã điều trị tủy và nạo quanh cuống mà không khỏi, gây viêm nhiễm các cơ quan khác: viêm xoang, viêm mủ tiền phòng...

. Những răng lung lay độ III, độ IV.

. Những răng nhiều chân không có khả năng phẫu thuật nạo quanh cuống hoặc đã nạo quanh cuống không thành công.

. Những răng viêm quanh cuống trên một bệnh nhân có sức khoẻ suy yếu. - Nhổ răng nóng:

Quan niệm này trước đây hay được dùng để loại bỏ ngay răng nguyên nhân khi còn viêm cấp. Nhưng trước đó người bệnh đã được điều trị một liều kháng sinh mạnh khoảng vài ngày.

Kỹ thuật này có lợi khi viêm quanh cuống mủ cấp, hoặc có biến chứng tụ mủ ở vùng sâu. Nhưng sẽ rất bất lợi khi viêm đang trong giai đoạn xung huyết, cơ thể chưa lập được hàng rào bảo vệ quanh ổ viêm.

- Nhổ răng có chuẩn bị:

. Tiến hành nhổ răng nguyên nhân khi đã tiến hành điều trị chống nhiễm trùng có hiệu quả bằng các loại kháng sinh phù hợp.

. Tình trạng toàn thân và tại chỗ cho phép tiến hành nhổ răng an toàn. + Điều trị bảo tồn răng nguyên nhân:

Điều trị bảo tổn những răng gây viêm quanh cuống luôn luôn phải được chú ý đúng mức vì nếu điều trị thành công thì sẽ trả lại sức nhai và thẩm mỹ cho người bệnh. Nhưng tiến hành điều trị bảo tồn cũng rất khó khăn, tốn thời gian và nhất là sự thành công và thất bại luôn kề cận nhau.

Vì vậy phải khám xét tỉ mỉ có quyết định điều trị đúng và có kỹ thuật điều trị tốt thì mới hy vọng có kết quả điều trị tốt.

- Điều trị bảo tồn răng gây viêm quanh cuống răng gồm các bước sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

. Điều trị tình trạng nhiễm trùng toàn thân và tại chỗ. . Điều trị tủy răng nguyên nhân:

Lấy bỏ tủy răng hoại tử, dị vật hoặc các chất hàn cũ, nong rộng, bơm rửa sạch ống tủy.

Đặt thuốc sát khuẩn ống tủy. Hàn kín ống tủy.

- Điều trị tổn thương ở cuống răng:

. Điều trị tốt các tủy răng nguyên nhân sẽ giúp các tổn thương ở cuống răng ổn định.

. Phẫu thuật nạo quanh cuống răng: có thể cắt cuống răng hoặc không tùy mức độ tổn thương.

. Kỹ thuật khoan xuyên qua xương để dẫn lưu vùng cuống răng. . Kỹ thuật cắt bỏ chân răng ở những răng nhiều chân.

bệnh viêm quanh răng

1. Nhắc lại vài nét về giải phẫu – sinh lý vùng quanh răng.

Vùng quanh răng gồm: lợi, dây chằng quanh răng, xương chân răng, xương ổ răng.

1.1. Lợi:

+ Lợi là phần tiếp tục của niêm mạc miệng tới bao phủ xương ổ răng và cổ răng. - Giới hạn: phía trên cổ răng bởi đường viền lợi, phía dưới phía chân răng bởi ranh giới giữa lợi và niêm mạc miệng.

- Cấu tạo: rãnh dưới lợi tự do chia lợi ra hai phần.

1.1.1. Lợi tự do:

+ Là phần lợi không dính vào xương ổ răng, ôm sát cổ răng cùng với mặt chân răng tạo nên rãnh lợi (0,5 – 2 mm).

+ Gồm 2 phần: đường viền lợi (ở mặt trong và ngoài cổ răng) và nhú lợi (khe phủ kẽ giữa các răng).

1.1.2. Lợi dính:

+ Là phần lợi bám vào xương ổ răng, chiều cao: 5 - 7 mm.

+ Có cấu trúc bề mặt giống như hình da cam: có chỗ lồi, chỗ lõm, không bằng phẳng.

1.2. Dây chằng quanh răng:

+ Là mô liên kết đặc biệt nối liền xương răng với xương ổ răng. + Chiều dày: tùy theo tuổi và lực nhai, trung bình: 0,15 - 0,35mm. + Chức phận:

- Giữ răng trong xương ổ răng nhờ quá trình cân bằng của các tế bào và hủy cốt bào.

- Dinh dưỡng vùng quanh răng bằng những bó mao mạch trong dây chằng. - Thụ cảm: nhờ các sợi thần kinh.

+ Cấu trúc:

- Gồm những sợi collagen xếp thành từng bó (một đầu bám vào xương răng, đầu kia bám vào xương ổ răng) được coi là dây chằng Sharpey.

- Các bó sợi được gọi tên tùy theo hướng chiều sau: bó chéo, bó ngang, bó liên hợp.

1.3. Xương răng:

+ Là mô liên kết được vôi hoá đặc biệt.

+ Cấu trúc: gần giống như xương bình thường. + Chức phận:

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu giáo trình bộ mon răng miệng (Trang 102)