Sự hình thành, phát triển và cấu trúc của mầm răng.

Một phần của tài liệu giáo trình bộ mon răng miệng (Trang 29)

Các nguyên lý về sự phát triển cá thể của răng:

+ Các quá trình sinh học phát triển không chỉ trong thời kỳ bào thai mà còn liên tục cho đến khi người trưởng thành:

- Sự phát triển răng bắt đầu từ tuần thứ 5 bào thai. - Răng sữa đầu tiên mọc lúc 5 – 6 tháng tuổi.

- Mầm răng khôn hình thành lúc 3 – 5 tuổi, hoàn thành lúc 15 tuổi, mọc lúc 18 – 25 tuổi.

+ Các quá trình sinh học phát triển được định hướng một cách di truyền, trừ một số trường hợp không theo di truyền do tác động của yếu tố môi trường.

+ Các quy luật sinh học chi phối sự phát triển của răng là giống nhau cho tất cả các răng (sữa, vĩnh viễn, răng khôn).

+ Tiếp theo những quá trình sinh học phát triển chung là đến sự phát triển độc lập của từng răng.

1.1. Nguyên mầm răng:

1.1.1. Các dải sinh học báo hiệu sự hình thành răng:

+ Tăng biểu mô hốc miệng nguyên thủy:

- Đầu tiên trên các mào xung quanh ống miệng (mào hàm trên, hàm dưới, mào mũi giữa) có sự dày lên của biểu mô ở vùng răng cửa. Đó là sự thay đổi các tế bào hình khối vuông, phát triển dần thành hình dài, hình thon, hình cột

(hình 2 + 3).

Hình 2 + 3: Vị trí của các dải biểu mô nguyên thủy.

Mỏm hàm trên

- Ngoại trung mô (nguồn gốc từ mào thần kinh) có tác dụng cảm ứng đối với biểu mô niêm mạc miệng để hướng dẫn quá trình hình thành răng.

+ Biểu mô phát sinh răng:

- Biểu mô phát sinh răng được hình thành do sự tăng sinh biểu mô, hốc miệng nguyên thủy, gồm 2 – 3 hàng tế bào dày. Nó được gọi là “biểu mô nguyên thủy” hay: “dải sinh răng” hay “tấm răng”. Nó được phân cách với ngoại trung mô bằng màng đáy (hình 4).

Hình 4: Sự phát triển của dải biểu mô nguyên thủy.

- Tuần thứ 6 (ngày thứ 42) của bào thai: đã hình thành vòm miệng nguyên thủy, song chưa phân biệt rõ giữa: môi và các gờ của xương hàm.

+ Lá răng:

Dải biểu mô sinh răng sớm tạo thành 1 cung răng liên tục, đi qua đường giữa phía trước vào ngày 44 – 48 bào thai. Cung này được gọi là lá răng.

ở cung hàm trên, lá răng nằm nhô ra phía ngoài hơn so với ở cung hàm dưới.

1.1.2. Nguyên mầm răng:

Các tế bào đáy của dải biểu mô nguyên thủy tăng trưởng nhanh và tiến vào trung mô, tạo nên nguyên mầm răng.

Nguyên mầm răng sữa ở hàm dưới bắt đầu trước tiên ở vùng răng cối sữa thứ I. Nguyên mầm răng sữa ở hàm trên được xuất hiện ở vùng răng cửa. Ngày thứ 44 - 48 bào thai: xuất hiện đủ nguyên mầm của các răng sữa (cửa, nanh, cối I) ở cả 2 hàm. Biểu mô hốc miệng đã có nhiều lớp tế bào, sụn Meckel, có hàm móng đã phủ toàn bộ sàn miệng.

Ngày thứ 48 – 51 của bào thai: lá ngách miệng chẻ đôi ra tạo nên ngách miệng; sụn Meckel hình thành đầy đủ và bắt đầu quá trình tạo xương.

Dải biểu mô nguyên thủy

Ngày thứ 51 – 53 của bào thai: các nguyên mầm răng cối sữa II xuất hiện. Nếu có nguyên mầm kép ở dải biểu mô sẽ tạo các răng dư thừa (sữa hoặc vĩnh viễn) mọc bên cạnh các răng trên cung hàm.

1.2. Sự hình thành và cấu tạo của mầm răng: 1.2.1. Sự hình thành mầm răng: 1.2.1. Sự hình thành mầm răng:

Sau khi hình thành nguyên mầm răng tiếp đến là giai đoạn phát triển của mầm răng, gồm 3 giai đoạn: nụ, chỏm, chuông. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Giai đoạn nụ:

Các tế bào biểu mô của lá răng phát triển thành một đám tế bào biểu mô hình cầu, rồi hình thành một “cơ quan men hình trụ” (hình 5).

Hình 5: Giai đoạn nụ. A: Mô học B: sơ đồ

+ Giai đoạn chỏm:

Các tế bào ở ngoại trung mô hình thành một nhú răng. Cùng lúc đó cơ quan men hình trụ lõm vào tạo thành một chỏm trên nhú răng.

Các tế bào xung quanh cơ quan men và nhú răng phát triển tạo thành một lớp tế bào ngoại trung mô tụ đặc, gọi là “bao răng” hay “túi răng”.

Như vậy lúc này, mầm răng gồm 3 thành phần: cơ quan men (có 4 loại tế bào), nhú răng và bao răng (hình 6)

Biểu mô miệng

Nhú răng tương lai Nụ

Hình 6: Giai đoạn chỏm.

Một phần của tài liệu giáo trình bộ mon răng miệng (Trang 29)