Dịch chuyển răng – ứng dụng lâm sàng.

Một phần của tài liệu giáo trình bộ mon răng miệng (Trang 60)

- Chỉ chảy máu

3.Dịch chuyển răng – ứng dụng lâm sàng.

Trước hết cần phân biệt 3 khái niệm:

+ Dịch chuyển răng sinh lý: là những chuyển động tại chỗ của răng để tạo cân bằng động của hệ thống nhai. Nó kích thích quá trình tái cấu trúc mô quanh răng mà không làm thay đổi vị trí của răng trên cung hàm.

+ Di chuyển răng sinh lý: làm thay đổi vị trí của răng, chủ yếu theo 2 hướng: phía gần (di gần) và phía nhai (trồi mặt nhai).

+ Di chuyển răng do chỉnh hình: vị trí của răng thay đổi theo bất kỳ hướng nào do các khí cụ chỉnh hình.

Như vậy: dịch chuyển răng sinh lý không làm thay đổi vĩnh viễn vị trí răng, còn di chuyển răng sinh lý và di chuyển răng do chỉnh hình làm thay đổi vị trí răng vĩnh viễn và có cùng một cơ sở sinh học.

3.1. Những cơ sở sinh học của sự di chuyển răng:

Để làm thay đổi vị trí răng trong xương ổ (di chuyển răng sinh lý hoặc di chuyển răng do chỉnh hình) thì toàn bộ hệ thống răng và mô quanh răng phải được tái cấu trúc trong sự điều hoà sinh học như sau:

+ Sự đổi mới sinh lý của xương:

Quá trình này do những tế bào của hệ thống sinh xương đảm nhiệm: tế bào tiền xương, tạo cốt bào, tế bào xương và hủy cốt bào.

+ Sự chuyển đổi sinh lý của dây chằng quanh răng: Bao gồm:

- Sự thay thế những sợi Sharpey. - Sự hình thành xương mới.

+ Sự tái cấu trúc sinh lý của mô liên kết lợi.

Tùy thuộc vào hoạt động của nguyên bào sợi ở lợi, đặc biệt là sự phối hợp quá trình tổng hợp và lấy đi các sợi collagen.

Hình 20:

Vùng căng (đường sọc) Vùng ép A (đường chấm chấm)

Trục xoay của răng (dấu X) Mũi tên là hướng răng di chuyển.

+ Sự bồi đắp xê măng:

Quá trình lắng đọng, bồi đắp xê măng liên tục được diễn ra. Nếu dùng lực quá mức trong chỉnh hình sẽ dẫn đến việc ngừng lắng đọng, bồi đắp xê măng, quá trình tái cấu trúc sẽ bị kéo dài và gây biến chứng.

3.2. Sự di gần và trồi mặt nhai: 3.2.1. Sự di gần: 3.2.1. Sự di gần:

Di gần là các răng trên 1 cung răng toàn vẹn (cả răng sữa và vĩnh viễn) đi về phía gần, làm cho vị trí của các răng ngày càng về phía gần hơn cùng với sự tăng lên của tuổi tác.

Nguyên nhân cơ bản của sự di gần là do mòn men ở điểm tiếp xúc mặt bên giữa các răng, được bù trừ bằng sự di gần nên các răng vẫn tiếp xúc với nhau, còn chiều dài của cung răng thì giảm.

Trong khi di gần, quá trình tái cấu trúc thể hiện rõ nhất ở xương ổ răng. Bề mặt xương ổ răng phía gần có dấu hiệu tiêu xương - phía xa có sự đắp xương.

3.2.2. Sự trồi mặt nhai:

Sự trồi mặt nhai là quá trình bù trừ do mòn mặt nhai. Quá trình tái cấu trúc đặc trưng là: sự bồi đắp xương ở đáy xương ổ răng và sự dày lên của xê măng ở chóp chân răng.

3.3. Di chuyển răng trong chỉnh hình:

+ Di chuyển trong chỉnh hình gồm 3 loại: nghiêng, tịnh tiến và xoay.

Quá trình tái sắp xếp cần thiết cho sự di chuyển trong chỉnh hình lúc đầu giống như di gần. Nhưng sau đó dưới tác động của lực, nó diễn ra nhanh hơn, khoảng cách di chuyển xa hơn di gần.

+ Có nhiều nguy cơ: hoại tử dây chằng, tiêu chân răng. Mức độ nguy cơ phụ thuộc các yếu tố sau:

- Loại di chuyển: nghiêng, tịnh tiến hay xoay.

- Lực tác động: mạnh hay yếu, liên tục hay gián đoạn. - Khoảng cách răng phải di chuyển.

Trong di chuyển do chỉnh hình, có vùng ép (vùng tiêu xương ổ răng) và vùng căng (vùng đắp xương ổ răng) được tạo thành trong dây chằng quanh răng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Có hai loại tiêu xương ổ răng:

- Tiêu xương ổ trực tiếp: xảy ra ở vùng quanh răng dưới lực tác động nhẹ. Khi đó tuần hoàn máu vẫn bình thường.

- Tiêu xương ổ gián tiếp: ở vùng lực quá mức, tạo ra vùng hoại tử trong dây chằng quanh răng. Thường gặp trong di chuyển nghiêng, hoặc lực tác động tuy nhỏ ( 25gr) nhưng liên tục.

3.3.1. Di chuyển nghiêng:

+ Vùng ép và vùng căng nằm song song với trục chân răng (hình 20). + Lực tối đa nằm ở mào xương ổ răng và chóp chân răng.

+ Lực tối thiểu gần trục xoay của trục răng.

3.3.2. Di chuyển tịnh tiến:

Có những vùng ép và vùng căng với cường độ ít nhiều bằng nhau dọc suốt bề mặt chân răng.

3.3.3. Dịch chuyển xoay:

Hình dạng chân răng sẽ quyết định mức độ và vị trí vùng căng và vùng ép.

3.3.4. Sự tiêu chân răng trong chỉnh hình:

Có 2 dạng tiêu chân răng:

+ Tiêu mặt bên chân răng: dạng hốc tổ ong với nhiều kích thước khác nhau (6m đến vài mm). Đặc biệt khi chỉnh hình nới rộng nhanh hàm trên thường có hốc rất rộng.

Sau vài tháng chỉnh hình hoàn tất, các hốc này được lấp đầy bằng xê măng sợi ngoại sinh không tế bào.

+ Tiêu ngót vùng chóp: làm chân răng ngắn đi.

Sự tiêu chân răng không do điều trị gặp ở 22% người bình thường trên 70 - 80% các răng của họ.

Bệnh Sâu răng (dental caries)

Sâu răng là một bệnh mạn tính rất phổ biến, nó không chỉ giới hạn ở một quốc gia nào mà có tính chất toàn cầu, có thể coi là một bệnh xã hội. Tuy y học đã phát triển nhiều, vệ sinh răng - miệng đã được thực hiện rộng rãi, công tác phòng bệnh sâu răng đã có từ trên 50 năm nay nhưng bệnh sâu răng vẫn ngày càng tăng, có xu hướng tăng theo sự tăng trưởng của nền kinh tế. Tỷ lệ sâu răng ở các nước phát triển từ 90 - 100% dân số.

Sâu răng là một bệnh ở tổ chức cứng của răng, đặc điểm là tiêu dần các chất vô cơ và hữu cơ ở men và ngà răng làm thành lỗ sâu. Lúc đầu lỗ sâu không đau: lúc lỗ sâu đã lớn thì ăn nóng, lạnh, chua, ngọt bị đau nhưng hết đau khi hết kích thích. Những biến chứng của sâu răng là: viêm tủy răng rồi viêm cuống răng làm cho ăn uống khó khăn, ngủ không yên giấc vì các đợt đau dữ dội. Sâu răng có thể gây biến chứng gây viêm mô lỏng lẻo, viêm hạch, viêm tủy xương, đôi khi viêm lan rộng hoặc gây nhiễm trùng huyết hoặc làm tăng những bệnh toàn thân sẵn có. Tuy nhiên ngày nay có sự đảo ngược về tình trạng sâu răng ở hai nhóm quốc gia.

Những nước nghèo không được fluor hoá nước uống, thiếu sự giáo dục nha khoa, chế độ ăn đường và thức ăn chế biến từ đường không đúng nên sâu răng phát triển ngày càng tăng.

Trái lại, ở những nước sản xuất kỹ nghệ cao, Nhà nước coi trọng chương trình fluor hoá nước uống, thuốc chải răng, giáo dục nha khoa được xem là quốc sách, nên bệnh sâu răng giảm nhiều (còn khoảng 50%).

ởúc 50% thời giờ của các bác sỹ răng - miệng là làm công tác phòng bệnh. Do vậy việc nghiên cứu điều trị sâu răng là nhiệm vụ hàng đầu của thầy thuốc nha khoa.

Một phần của tài liệu giáo trình bộ mon răng miệng (Trang 60)