Lưu vực sông Cửu Long (Mê Kông)

Một phần của tài liệu Giáo trình quản lý tổng hợp tài nguyên và môi trường (Trang 102)

- Các miền núi lửa: là biểu hiện của quá trình phun trào macma trên bề mặt trái đất Tùy theo cách thức phun trào cũng như tính chất của vật liệu từ

6.2.8.Lưu vực sông Cửu Long (Mê Kông)

Đây là hệ thống sông lớn nhất Đông Dương, diện tích lưu vực tới 795.000 km2, trong đó phần thuộc lãnh thổ Việt Nam là 68.725km2, chiếm 8,64%. Chiều dài dòng chảy chính lên tới 4500km và chảy qua 6 quốc gia (Trung Quốc, Mianma, Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Phần chảy qua lãnh thổ Việt Nam chỉ có 230km (nằm trong vùng cửa sông). Sông Mê Kông bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng của Trung Quốc.

Phần thượng lưu, sông Mê Kông dài 1800km chảy qua lãnh thổ Trung Quốc và Mianma. Phần hạ lưu dài 2400 km chảy qua 4 nước còn lại.

Địa hình lưu vực sông Mê Kông rất phức tạp, gồm: miền núi, trung du và đồng bằng. Đối với các phần lưu vực thuộc lãnh thổ Việt Nam, bao gồm:

Thượng lưu sông Sê San (đoạn chảy trên lãnh thổ Việt Nam có tên là Crông Pô Cô): là vùng đồi núi cao của khối núi Ngọc Linh kéo dài gần 200km.

Các dãy núi phía bắc và phía đông là đường chia nước giữa sông Sê San với các sông cảu sườn đông Trường Sơn (Thu Bồn, Trà Khúc, Hà Giao, Ba…). Các dãy núi phía nam và đông nam chạy theo hướng đông bắc - tây nam với các đỉnh cao trên 1000m là đường chia nước giữa sông Sê San với các sông: Ba và Xrê-pốc. Ở trung tâm lưu vực có vùng trũng Kon Tum, địa hình kiểu bồi tụ với độ cao 500-550m. Địa hình trong lưu vực sông Sê San và Xrê - pốc gồm núi, đồi và cao nguyên.

Phần hạ lưu - đồng bằng sông Cửu Long: được giới hạn bởi vịnh Thái Lan ở phía tây Nam, biển Đông ở phía đông nam, sông Vàm Cỏ Tây ở phía đông bắc và lãnh thổ Campuchia ở phía bắc. Địa hình lưu vực phần hạ lưu có tính chất bằng phẳng được cấu tạo bởi phù sa sông.

Một phần của tài liệu Giáo trình quản lý tổng hợp tài nguyên và môi trường (Trang 102)