- Các miền núi lửa: là biểu hiện của quá trình phun trào macma trên bề mặt trái đất Tùy theo cách thức phun trào cũng như tính chất của vật liệu từ
4.2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển miền nú
Tất cả các loại địa hình trên bề mặt trái đất đều chịu tác động của hai nhân tố chính: các nhân tố tự nhiên (bên trong (nội lực), các nhân tố bên ngoài (ngoại lực)) và tác nhân con người. Tuy nhiên tuy vào từng loại địa hình và các nhân tố giữ vai trò khác nhau trong quá trình hình thành và phát triển. Đối với miền núi quá trình nội lực chiếm ưu thế: bao gồm các vận động kiến tạo (nâng lên, sụt lún, đứt gãy….), tiếp đến là nhân tố bên ngoài (quá trình xói mòn, rửa trôi….), và cuối cùng là tác nhân con người. Bởi vì miền núi là khu vực có địa hình cao, do vận động nâng mạnh, mức thế năng lớn nên tốc độ và cường độ xoi mòn rất lớn. Trong khi miền núi là khu vực thưa dân nên tác động của con người chưa lớn.
Đối với các vùng miền núi nước ta: Do đều là các cấu trúc cổ được tân kiến tạo làm trẻ lại, thực tế tất cả các miền núi của nước hiện nay đều thuộc một bán bình nguyên cổ Paleogen. bên cạnh đó do điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng, ẩm, mưa nhiều nên tốc độ xói mòn diễn ra rất mạnh. Nên có thể đánh giá vai trò của nhân tố bên trong và nhân tố bên ngoài có vai trò tương đương nhau.
4.2.1.1. Nhân tố tự nhiên
a) Vận động kiến tạo
Vận động tân kiến tạo diễn ra trong đại Tân sinh (-65tr năm đến nay) là giai đoạn rất quan trọng đối Việt Nam. Các đặc điểm của tự nhiên nước ta hiện nay cũng như trên toàn cầu đều được hình thành trong giai đoạn này. Theo Vũ Tự Lập [9], quang cảnh đồi núi đồ sộ và liên tục nêu trên không phải là kết quả của một vận động uốn nếp mới nào, mà chỉ là kết quả của sự xâm thực, chia cắt bán bình nguyên cổ Paleogen và được Tân kiến tạo tăng cường sức mạnh qua các hoạt động nâng lên sụt xuống mạnh mẽ. Do vị trí đặc biệt của mình so với
các đai động Tân sinh đại mà hoạt động Tân kiến tạo ở Việt Nam diễn ra rất mạnh, tuy nhiên biểu hiện ở mỗi vùng núi là rất khác nhau.
Vùng nâng mạnh nhất tạo nên các núi trung bình và núi cao trên 1500m như vòm sông Chảy, cao nguyên Đồng Văn, Hoàng Liên Sơn, cánh cung sông Mã, núi Ngọc Linh, vùng núi cực Nam Trung Bộ. Vùng nâng trung bình là vùng thấp 500-1500m bao quanh hoặc kẹp giữa hai vùng nâng mạnh. Vùng nâng yếu là vùng đồi và bán bình nguyên dưới 500m.
b) Quá trình xâm thực – bóc mòn
Ở Việt Nam, nhân tố xâm thực bóc mòn không phải tác nhân trực tiếp tạo nên các miền núi, mà nó giữ vai trò điêu khắc, góp phần tạo nên hình thái bên ngoài của các khu vực miền núi. Với đặc điểm khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, cường độ bóc mòn ở hầu hết các vùng núi Việt Nam (từ vĩ tuyến 14o30' B trở ra) đều ở cấp bóc mòn mạnh (0,3-0,4mm/năm) đến cực mạnh 0,5mm/năm [Error: Reference source not found]. Tốc độ và cường độ bóc mòn sẽ mạnh lên nếu mất đi thảm thực vật tự nhiên. Đây chính là vấn đề rất quan trọng đối với mục bảo vệ và sử dụng tài nguyên môi trường miền núi nước ta.
c) Quá trình trầm tích vật liệu.
Ở miền núi không chỉ có quá trình xâm thực bóc mòn, bởi bên cạnh những dạng địa hình dương, miền núi cũng tồn tại những dạng địa hình âm có kích thước lớn. Quá trình trầm tích vật liệu ở miền núi diễn ra yếu hơn đồng bằng, xảy ra ở dọc các thung lũng sông, những bồn địa trước và giữa núi…. Đây là những dạng địa hình có ý nghĩa lớn về nông nghiệp đối với đồng bào miền núi.
4.2.1.2. Yếu tố nhân sinh
Như chúng ta đã biết, miền núi là địa bàn cư trú của các dân tộc thiểu số, mật độ dân số thấp, quá trình khai thác tự nhiên diễn ra ở cường độ thấp. Chính vì vậy trong suốt thời gian dài, cảnh quan miền núi ít chịu tác động của con người. Tuy nhiên, tình hình hiện nay đã có nhiều thay đổi, sự phát triển của khoa học công nghệ, bùng nổ dân số, nhu cầu của còn người gia tăng… dẫn đến tốc độ và cường độ khai thác miền núi diễn ra rất nhanh và tác động nhiều đến quá trình hình thành và phát triển của địa hình miền núi. Rõ nhất, là việc khai thác tài nguyên rừng làm mất lớp phủ thực vật tự nhiên, làm gia tăng cường bộ bóc mòn; việc khai thác tài nguyên khoáng sản tạo nên những dạng địa hình nhân
tạo: moong khai thác, bãi thải….; xây dựng các nhà máy thủy điện làm thay đổi cảnh quan của một vùng rộng lớn….