Chú trọng đầu tư cho nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực tài nguyên môi trường

Một phần của tài liệu Giáo trình quản lý tổng hợp tài nguyên và môi trường (Trang 86)

- Các miền núi lửa: là biểu hiện của quá trình phun trào macma trên bề mặt trái đất Tùy theo cách thức phun trào cũng như tính chất của vật liệu từ

5.3.1.Chú trọng đầu tư cho nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực tài nguyên môi trường

vấn đề nội tại của vùng mà nó còn liên quan đến các vùng lãnh thổ khác: miền núi, các quốc gia láng giềng (đặc biệt là tài nguyên nước, sinh vật). Do vậy muốn đạt được hiệu quả cần tạo ra được cơ chế phối hợp quản lý giữa các vùng trong nước và với quốc gia khác.

5.2.5. Quan điểm quản lý tổng hợp theo quy hoạch

Đề đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các địa phương trong quản lý tài nguyên và môi trường cần thiết phải có những quy hoạch (từ tổng thể đến chi tiết) cho tất cả các loại tài nguyên, và các vấn đề môi trường nảy sinh.

5.2.6. Quan điểm quản lý tài nguyên và môi trường có sự tham gia của cộngđồng đồng

Vấn đề cộng đồng tham gia quản lý tài nguyên và môi trường đang nổi lên như một giải pháp hữu hiệu để cân bằng lợi ích giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. Lợi ích của cộng đồng địa phương nên là yếu tố được xem xét đầu tiên khi tiến hành một dự án khai thác tài nguyên.

Quản lý tài nguyên và môi trường có sự tham gia của cộng đồng là một quá trình từ nhận thức đến hành động. Vì vậy, điều đầu tiên là phải làm cho cộng đồng nhận thức đầy đủ về trách nhiệm của mình đối với việc quản lý các nguồn tài nguyên đó. Mặt khác, các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý phải tạo điều kiện để họ tham gia đầy đủ vào quá trình ra quyết định, thực hiện và quản lý các dự án phát triển, phát huy đầy đủ quyền làm chủ của người hưởng lợi cũng như thực hiện chủ trương xã hội hóa quản lý tài nguyên và môi trường của nhà nước.

5.3. MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG CƠ BẢN

5.3.1. Chú trọng đầu tư cho nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực tài nguyênmôi trường môi trường

Đây là việc làm hết sức quan trọng, bởi chỉ có nắm vững đặc điểm, quy mô, giá trị, nhu cầu (hiện tại và tương lai) của các loại tài nguyên mới có cơ sở

khoa học đúng đắn để lập quy hoạch cho việc sử dụng hợp lý các loại tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Vấn đề nghiên cứu cơ bản trong lĩnh vực tài nguyên môi trường nên tập trung vào một số khía cạnh:

- Điều tra, thăm dò, đánh giá trữ lượng, chất lượng các nguồn tài nguyên: Trên bình diện cả nước nói chung và khu vực đồng bằng nói riêng công việc này đã được thực hiện, tuy nhiên nhiều loại tài nguyên mới được nghiên cứu ở mức độ "sơ bộ", các con số đánh giá chưa đạt độ tin cậy cao (ví dụ: trữ lượng titan ở Phan Thiết [17]). Do vậy chưa có đủ cơ sở khoa học để xây dựng các chiến lược, quy hoạch sử dụng tài nguyên hợp lý và bền vững.

- Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội, môi trường của việc khai thác sử dụng tài nguyên: việc sở hữu tài nguyên không đồng nghĩa tài nguyên đó sẽ mang lại sự thịnh vượng bền lâu. Thực tế cho thấy, việc khai thác tài nguyên không phải lúc nào cũng mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường theo mong muốn. Để đạt được hiệu quả cần có những nghiên cứu, đánh giá chi tiết trên tất cả các mặt trước khi quyết định khai thác.

- Dự báo nhu cầu và khả năng đáp ứng hiện tại và tương lai: tài nguyên đa phần đều thuộc nhóm có thể bị suy kiệt và không thể phục hồi, ngay cả những loại tài nguyên có trữ lượng lớn và có thể phục hồi, nhưng với tốc độ sử dụng lớn thì cũng khó có thể phục hồi trong thời gian ngắn (tài nguyên đất, nước, sinh vật). Đối với các loại tài nguyên nhân văn (vật thể và phi vật thể), nếu không có chiến lược sử dụng hợp lý cũng sẽ dẫn đến tình trạng suy giảm. Do đó vấn đề đánh giá nhu cầu đối với các loại tài nguyên ở hiện tại và tương lai là rất cần thiết. Những loại tài nguyên có nhu cầu thấp hoặc chưa có nhu cầu cần có kế hoạch dự trữ. Những loại tài nguyên có nhu cầu cao, thì khai thác theo hướng tiết kiệm triệt để.

- Nghiên cứu các giải pháp về công nghệ: vấn đề then chốt trong khai thác sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường là công nghệ. Do đó, trong chính sách quản lý cần tập trung cho nghiên cứu cải tiến công nghệ theo hướng khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả và bền vững.

Một phần của tài liệu Giáo trình quản lý tổng hợp tài nguyên và môi trường (Trang 86)