NHỮNG MÂU THUẪN XUNG ĐỘT NẢY SINH TRONG QUÁ TRÌNH KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN

Một phần của tài liệu Giáo trình quản lý tổng hợp tài nguyên và môi trường (Trang 76)

- Các miền núi lửa: là biểu hiện của quá trình phun trào macma trên bề mặt trái đất Tùy theo cách thức phun trào cũng như tính chất của vật liệu từ

4.4. NHỮNG MÂU THUẪN XUNG ĐỘT NẢY SINH TRONG QUÁ TRÌNH KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN

THÁC VÀ SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN

4.4.1. Mâu thuẫn, xung đột liên quan đến tài nguyên rừng

Một trong những dạng tài nguyên thiên nhiên nổi bật ở vùng núi và trung du là tài nguyên rừng. Rừng đã gắn bó với đồng bào các dân tộc từ lâu, sinh kế của đồng bào phụ thuộc chủ yếu vào rừng. Vì vậy, khi nhà nước thực thi các chính sách quản lý, khai thác rừng (thành lập các VQG, Khu bảo tồn, Lâm trường quốc doanh…) sẽ làm giảm cơ hội tiếp cận các nguồn lợi từ rừng của đồng bào. Ngoài ra đối với một số dân tộc, rừng còn mang ý nghĩa tâm linh, do đó khi thay đổi ý nghĩa của rừng (tự nhiên) sang mục đích kinh tế (rừng sản xuất) sẽ nảy sinh những mâu thuẫn giữa cộng đồng địa phương với chính quyền. Nhưng nguyên nhân quan trọng hơn cả là sự thiếu công bằng trong thụ hưởng các nguồn lợi từ rừng. Trong khi đồng bào bị buộc phải từ bỏ việc khai thác rừng và các loại tài nguyên từ rừng thì một số người do đặc quyền của mình lại được hưởng lợi (phi pháp) rất lớn từ rừng. Chính điều này sẽ gây ra xung đột có tính chất đối kháng giữa những người phải khai thác tài nguyên do tổ tiên họ để lại một cách lén lút – lâm tặc với những người được nhà nước trao cho quyền bảo vệ rừng nhưng lại khai thác rừng một cách công khai để “bỏ túi riêng”.

Một cặp mâu thuẫn khác cần nói đến trong mối quan hệ với tài nguyên rừng đó là, mâu thuần giữa phát triển kinh tế với bảo tồn đa dạng sinh học và môi trường. Phát triển kinh tế trên lãnh thổ của mình là một đòi hỏi tất yếu của cộng đồng, tuy nhiên, sự phát triển kinh tế (mở rộng diện tích đất nông nghiệp, công nghiệp, đô thị…) đồng nghĩa với việc phải hy sinh một diện tích rừng nhất định. Thông thường chủ thể của hai mối quan hệ này là người dân – chính quyền địa phương và các nhà hoạt động vì môi trường, các tổ chức môi trường. Tình trạng phá rừng trong từ những thập niên 1970 đến thập niên 1990 không chỉ làm mất đi một diện tích rừng đáng kể, mà còn làm gia tăng tốc độ xói mòn, thoái hóa đất, suy giảm đa dạng sinh học, gia tăng các tai biến thiên nhiên (lũ, sạt lở đất….).. Để giải quyết mẫu thuẫn này cần thiết phải tính toán chi tiết những tác động đến môi trường của các dự án phát triển kinh tế - xã hội.

Trong bối cảnh hiện nay, khi nhà nước đang thực hiện chính sách giao rừng thì lại nảy sinh một cặp mâu thuẫn khác đó là mẫu thuẫn giữa những người được trao quyền và những người không được trao quyền hoặc có ít quyền. Mặc dù đây là một chính sách hay nhưng khi thực hiện còn gặp nhiều vấn đề khó giải

quyết. Những người dân được trao quyền không có đủ kỹ năng, phương tiện để bảo vệ phần diện tích rừng được giao, trong khi những người khác không được giao rừng lại luôn tìm cách để khai thác rừng trái phép. Điều này tiềm ẩn nhiều nguy cơ xung đột, mặc dù ở quy mô hẹp nhưng cũng cần được nghiên cứu thấu đáo.

4.4.2. Mâu thuẫn, xung đột liên quan đến tài nguyên đất

Tài nguyên đất ở vùng núi và trung du, xét về khía cạnh không gian sống không thật sự phong phú, mặt khác đất ở miền núi và trung du phần lớn gắn với rừng, do vậy muốn có đất sản xuất, đất phải hi sinh rừng, đây là bài toán tiềm ẩn nhiều nguy cơ xung đột. Bên cạnh đó, tình trạng di dân từ đầu những năm 1960 đã gây xã những xáo trộn rất lớn trong đời sống xã hội vùng núi và trung du. Từ chỗ là dân tộc bản địa, các dân tộc miền núi bỗng chốc họ trở thành dân tộc thiểu số trên chính quê hương mình.

Thực tế cho thấy xung đột đất đai ở miền núi, trung du không phức tạp bằng đồng bằng và cao nguyên, phần lớn các vụ việc chỉ mang tính chất nhỏ lẻ và chủ yếu liên quan đến người H'Mông. Tuy nhiên vấn đề này không nên xem nhẹ và cần có những bước đi thích hợp nhằm giải quyết thấu đáo mối mâu thuẫn trên.

4.4.3. Mâu thuẫn, xung đột liên quan đến tài nguyên khoáng sản

Như chúng ta đã biết, miền núi và trung du là khu vực rất giàu tài nguyên khoáng sản. Cùng với lợi thế này thì việc khai thác, chế biến, sử dụng tài nguyên khoáng sản cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ xung đột. Chúng ta

có thể xét đến một số nguyên nhân:

Do các mỏ khoáng sản đều nằm ở những khu vực đồi núi, có độ dốc lớn, thuộc phạm vi đất rừng. Nên việc khai thác khoáng sản đồng nghĩa với phải bóc đi lớp thổ nhưỡng vốn đã rất mỏng ở miền núi, phá hủy rừng, đây thực sự là việc đánh đổi mang nhiều rủi ro.

Lợi ích từ việc khai thác tài nguyên khoáng sản sẽ được phân chia như thế nào, cộng đồng địa phương có thực sự được hưởng những lợi ích chính đáng từ việc khai thác lãnh thổ của họ không.

Vấn đề môi trường trong và sau khai thác có thể dẫn đến những thảm họa và tác động lâu dài đến tự nhiên, cuộc sống cộng đồng địa phương: suy giảm đa dạng sinh học, trượt lở đất, sập hầm, xói mòn,….

Từ những lý do trên có thể thấy những mâu thuẫn, xung đột sẽ nảy sinh giữa các cặp quan hệ:

Mâu thuẫn giữa chính quyền, các nhà kinh tế với các nhà bảo vệ môi trường. Đây là mâu thuẫn mang tính tất yếu, tuy vậy việc giải quyết mâu thuẫn này thường không quá phức tạp, và rất ít xuất hiện các xung đột đặc biệt với thể chế chính trị ở Việt Nam.

Mâu thuẫn giữa cộng đồng địa phương với chính quyền, các nhà đầu tư trong thu hồi đất để xây dựng các công trình phục vụ khai thác. Mâu thu giữa cộng đồng địa phương với những lao động động nhập cư, khi nguy cơ họ bị cướp mất cơ hội việc làm trên chính quê hương mình. Đây là những mâu thuẫn hoàn toàn có thể dẫn đến xung đột nếu không được kiểm soát tốt.

4.4.4. Mâu thuẫn, xung đột liên quan đến tài nguyên nước

Tài nguyên nước ở miền núi và trung du không chỉ được xét đến ở khía cạnh trữ lượng, chất lượng nước mà còn phải kể đến tài nguyên thủy năng. Được đánh giá là vùng có tài nguyên nước khá phong phú, việc khai thác tài nguyên nước ở miền núi và trung du nước ta hiện nay đang gây ra những mâu thuẫn nhất định giữa các bên liên quan.

Ở khía cạnh thứ nhất, việc mở rộng diện tích đất nông nghiệp (ở trung du), đã dẫn đến nhu cầu về nước tưới tăng cao. Do đặc điểm nguồn nước mặt chỉ tập trung vào mùa mưa do vậy vào mùa khô hầu hết phải khai thác từ nguồn nước ngầm. Điều này dẫn đến mực nước ngầm bị hạ thấp, gây khó khăn cho đời sống, sản xuất của rất nhiều người dân, trong đó có cả những người không tham gia trực tiếp vào hoạt động sản xuất nông nghiệp. Đây có thể là nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn, xung đột giữa các cộng đồng dân cư.

Thứ hai, việc xây dựng nhà máy thủy điện phục vụ phát triển kinh tế của vùng và cả nước đồng nghĩa với đánh đổi những giá trị về môi trường, sinh thái, văn hóa quý báu của vùng đất này. Chính vì thế mâu thuẫn, xung đột có thể nảy sinh giữa các nhà bảo tồn và chính quyền địa phương, các nhà đầu tư; giữa cộng đồng địa phương với chính quyền trong việc di dời, đền bù, tái định cư; mâu thuẫn giữa các cộng đồng bản địa với các cộng đồng được di dời đến…

Một phần của tài liệu Giáo trình quản lý tổng hợp tài nguyên và môi trường (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w