Nhiễm môi trường đất

Một phần của tài liệu Giáo trình quản lý tổng hợp tài nguyên và môi trường (Trang 38)

- Đồng bằng Nam Bộ: là đồng bằng rộng lớn nhất nước ta, được chia thành 2 khu vực khác nhau rõ rệt là Đông Nam Bộ và Châu thổ sông Cửu Long.

2.5.1.nhiễm môi trường đất

Ô nhiễm môi trường đất ở vùng đồng bằng có nguyên nhân từ hoạt động canh tác nông nghiệp, sản xuất công nghiệp và chất thải sinh hoạt.

Đồng bằng là nơi tập trung đông dân cư, là các vựa lúa của cả nước. Trong quá trình canh tác nông nghiệp, việc lạm dụng thuốc trừ sâu, các loại thuốc diệt cỏ,.. phân hóa học… đã làm đất ở đồng bằng bị nhiễm một lượng chất độc lớn. Tùy vào từng khu vực, mức độ ô nhiễm có khác nhau.

Theo khảo sát mới đây của Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) với khoảng 70% dân số ở khu vực nông thôn, mỗi năm phát sinh 13 triệu tấn rác thải sinh hoạt, khoảng 1.300 triệu mét khối nước thải sinh hoạt và khoảng 7.500 tấn vỏ bao thuốc bảo vệ thực vật. Trong đó, khoảng 80% khối lượng rác thải, nước thải sinh hoạt và hầu hết lượng vỏ bao thuốc bảo vệ thực vật chưa được thu gom xử lý hợp vệ sinh, xả trực tiếp ra môi trường.

Còn tại các vùng phía Nam, đặc biệt vùng đồng bằng sông Cửu Long, phân tươi được sử dụng làm nguồn thức ăn cho cá, gây ô nhiễm sinh học nghiêm

trọng môi trường đất. Ô nhiễm đất làm mất khả năng tự điều chỉnh của hệ sinh thái đất, đất trở nên cằn cỗi. Sự tích tụ của các hóa chất độc hại, kim loại nặng trong đất làm tăng khả năng hấp thụ các nguyên tố có hại cho cây trồng, vật nuôi và gián tiếp gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người.

Bên cạnh đó, hoạt động sản xuất công nghiệp ngày càng gia tăng ở đồng bằng cùng với sự buông lỏng quản lý các quy định về môi trường của các cấp chính quyền là nguyên nhân không nhỏ dẫn đến ô nhiễm môi trường. Hiện chỉ có 60% khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải. Nước thải từ các nhà máy, khu công nghiệp tập trung, các làng nghề tiểu thủ công nghiệp và nước thải sinh hoạt đô thị đều không được xử lý mà xả thẳng ra môi trường thông qua hệ thống sông, suối, kênh, rạch và ngấm vào đất gây ô nhiễm môi trường đất.

Một phần của tài liệu Giáo trình quản lý tổng hợp tài nguyên và môi trường (Trang 38)