Vùng trung du

Một phần của tài liệu Giáo trình quản lý tổng hợp tài nguyên và môi trường (Trang 65)

- Các miền núi lửa: là biểu hiện của quá trình phun trào macma trên bề mặt trái đất Tùy theo cách thức phun trào cũng như tính chất của vật liệu từ

4.1.2.Vùng trung du

4.1.2.1. Khái niệm

Ở Việt Nam ngoài thuật ngữ "Miền núi" và "Đồng bằng", còn xuất hiện một thuật ngữ khác mà trên thế giới không có (hoặc ít dùng) đó là "Trung du". Thuật ngữ này dùng sớm nhất cho dải đất cao ven sông ở đồng bằng Bắc Bộ, ngày nay được một số người dùng cho cả khu vực khác có địa hình tương tự và có thể được gọi với tên khác là vùng "bán sơn địa".

Theo Nguyễn Trọng Hiếu, Phùng Ngọc Đĩnh [8] trung du là khu vực mang tính chất chuyển tiếp giữa đồng bằng và miền núi cả về vị trí lẫn hình thái. Về vị trí, trung du nằm giữa đồng bằng và miền núi. Về hình thái, trung du không giống hẳn miền núi cũng không giống hẳn đồng bằng (vùng bán sơn địa). Đó là khu vực gồm nhiều đồi thấp, ngăn cách nhau bởi các thung lũng tương đối rộng.

Trung du cần có đầy đủ cả hai tính chất nêu trên. Một vùng đồi xen thung lũng rộng nằm giữa đồng bằng hay giữa một miền núi không được gọi là trung du. Ngược lại, giữa đồng bằng và miền núi nhiều khi không có dải trung du nếu địa hình không phải là đồi xen thung lũng rộng.

Do phụ thuộc vào hình thái của đồng bằng và miền núi kề bên nên hình thái trung du ở mỗi nơi mỗi khác. Ví dụ, đồi ở khu vực trung du Thái Nguyên có diện tích hẹp hơn so với thung lũng, độ dốc nhỏ hơn với khu vực trung du Vĩnh Yên - Phú Thọ, tuy nhiên, sự khác biệt đó không vượt quá một giới hạn nhất định.

Về nguồn gốc phát sinh, trung du thường tương ứng với bộ phận được nâng lên yếu và bị chia cắt của một bề mặt san bằng.

Một phần của tài liệu Giáo trình quản lý tổng hợp tài nguyên và môi trường (Trang 65)