0
Tải bản đầy đủ (.docx) (106 trang)

Tài nguyên khoáng sản

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH QUẢN LÝ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG (Trang 33 -33 )

- Đồng bằng Nam Bộ: là đồng bằng rộng lớn nhất nước ta, được chia thành 2 khu vực khác nhau rõ rệt là Đông Nam Bộ và Châu thổ sông Cửu Long.

2.3.5. Tài nguyên khoáng sản

Về chủng loại, tài nguyên khoáng sản ở vùng đồng bằng kém phong phú. Tuy nhiên có những loại có trữ lượng lớn, mang lại giá trị kinh tế cao. Khoáng sản tập trung chủ yếu ở 2 đồng bằng châu thổ.

Đối với ĐBSH, đáng kể nhất là tài nguyên đất sét, đặc biệt là đất sét trắng ở Hải Dương, phục vụ cho phát triển sản xuất các sản phẩm sành sứ. Tài nguyên đá vôi ở Thuỷ Nguyên - Hải Phòng đến Kim Môn - Hải Dương, dải đá vôi từ Hà Tây đến Ninh Bình chiếm 5,4% trữ lượng đá vôi cả nước, phục vụ cho phát triển ngành công nghiệp vật liệu xây dựng. Tài nguyên than nâu ở độ sâu 200m đến 2.000m có trữ lượng hàng chục tỷ tấn đứng hàng đầu cả nước, hiện chưa có điều kiện khai thác. Ngoài ra vùng còn có tiềm năng về khí đốt. Nhìn chung khoáng sản của vùng không nhiều chủng loại và có trữ lượng vừa và nhỏ nên việc phát triển công nghiệp phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu từ bên ngoài.

Đối với ĐBSCL trữ lượng khoáng sản không đáng kể. Đá vôi phân bố ở Hà Tiên, Kiên Lương dạng núi vách đứng với trữ lượng 145 triệu tấn. Phục vụ sản xuất xi măng, vôi xây dựng; cát sỏi ở dọc sông Vàm Cỏ, sông Mê Kông trữ lượng khoảng 10 triệu mét khối; than bùn ở U Minh, Cần Thơ, Sóc Trăng, tứ giác Long Xuyên. Ngoài ra còn các khoáng sản khác như đá, suối khoáng…

Đối với đồng bằng Đông Nam Bộ, quặng bôxit trữ lượng khoảng 420 triệu tấn phân bố ở Bình Phước, Bình Dương. Các khoáng sản khác như đá ốp lát (chiếm 27% giá trị khoáng sản trên đất liền) phân bố ở Tánh Linh (Bình Thuận), Phú Túc (Đồng Nai), cao lanh trữ lượng xấp xỉ 130 triệu tấn phân bố ở Bình Dương, Bình Phước; mỏ cát thuỷ tinh phân bố ở Bình Châu (Bà Rịa - Vũng Tàu) cung cấp nguyên liệu cho nhà máy thuỷ tinh Biên Hoà và cho xuất khẩu...

Đối với dải đồng bằng duyên hải, khoáng sản chủ yếu là cát thủy tinh (trữ lượng 573,2 m3), có nhiều ở 3 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên -Huế, Titan (trữ lượng 2,32 triệu tấn) có nhiều ở Quảng Trị.

Nhìn chung tài nguyên khoáng sản ở vùng đồng bằng không phong phú về chủng loại. Bên cạnh đó việc khai thác tài nguyên khoáng sản ở đồng bằng sẽ gây ra nhiều tác động về mặt môi trường sinh thái.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH QUẢN LÝ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG (Trang 33 -33 )

×