- Các miền núi lửa: là biểu hiện của quá trình phun trào macma trên bề mặt trái đất Tùy theo cách thức phun trào cũng như tính chất của vật liệu từ
6.2.3. Lưu vực hệ thống sông Mã
Hệ thống sông Mã là hệ thống sông lớn ở miền trung, phía bắc giáp với lưu vực hệ thống Hồng và sông Thái Bình, phía nam giáp với lưu vực sông Cả (sông Lam), phía tây giáp lưu vực sông Mê Kông, phía đông giáp biển Đông.
Trong hệ thống, sông Mã là dòng chảy chính, đây là dòng sông chung của Việt Nam và Lào có chiều dài 512 km, trong đó phần trên lãnh thổ Việt Nam dài 410 km và phần trên lãnh thổ Lào dài 102 km. Sông Mã có hai nguồn chính, nguồn thứ nhất từ vùng núi Pu Huổi Long (2178m) ở phía tây Tuần Giáo, chảy qua huyện Sông Mã của tỉnh Sơn La rồi qua lãnh thổ Lào. Nguồn thứ hai bắt đầu từ sườn phía Pu Sam Sao (1897m). Hai nguồn này đều đổ vào Thanh Hóa qua địa phận tỉnh Sầm Nưa - Lào. Tại Thanh Hóa, sông chảy qua các huyện phía Bắc của tỉnh, hội lưu với sông Chu rồi đổ ra vịnh Bắc Bộ ở cửa Hới nằm giữa huyện Hoằng Hóa và thị xã Sầm Sơn cùng hai cửa phụ là Lạch Trường và cửa Lèn.
Lưu vực của hệ thống sông Mã rộng 28.400 km², phần ở Việt Nam rộng 17.600 km². Các phụ lưu lớn của sông Mã là sông Chu, sông Bưởi, sông Cầu Chày đều hợp lưu với sông Mã trên địa phận Thanh Hóa. Ngoài ra còn có các phụ lưu nhỏ như sông Lũng, sông Sơn Trà, sông Nậm Soi.
- Sông Bưởi: Sông Bưởi hay còn gọi là sông Sòi, là phụ lưu của sông Mã. Sông này ban đầu có hai nhánh, chảy gần như song song. Một nhánh bắt nguồn từ vùng Núi Chu, gần Suối Rút (huyện Mai Châu – tỉnh Hòa Bình), ở độ cao 450 m, nhánh kia bắt nguồn từ gần thị trấn Mường Khến, huyện Tân Lạc cùng tỉnh. Cả hai nhánh này đều nằm ở phía nam hồ Hòa Bình, cách hồ này khoảng 7-10 km. Hai nhánh này hợp lưu tại khu vực phía tây nam thị trấn Vụ Bản thành một dòng trước khi hợp lưu với nhánh thứ ba bên tả ngạn cách đó khoảng 2 km rồi chảy qua huyện Lạc Sơn cùng tỉnh, vượt qua phía tây Vườn quốc gia Cúc Phương. Đến gần Dốc Lào trong địa phận xã Thạch Lâm huyện Thạch Thành tỉnh Thanh Hóa, nó hợp lưu với một nhánh nhỏ phía hữu ngạn rồi chảy tiếp qua địa phận huyện Thạch Thành và cuối cùng đổ vào bờ trái sông Mã, nơi giáp ranh các xã Vĩnh Thái, Vĩnh Khang (huyện Vĩnh Lộc) và Yên Thái (huyện Yên Định), tỉnh Thanh Hóa. Tổng chiều dài 130 km. Diện tích lưu vực 1.790 km.
- Sông Chu: Sông Chu hay còn gọi là sông Lường (ngôn ngữ Tày, Thái gọi là Nậm Sam; nguyên gốc gọi là sông Sủ, người Pháp viết thành Chu), là phụ lưu lớn nhất của sông Mã. Bắt nguồn từ vùng núi Houa (2.062 m), tây bắc Sầm Nưa ở Lào, chảy theo hướng tây bắc - đông nam, đổ vào bờ phải sông Mã ở Ngã Ba Giàng (Ngã Ba Đầu, Ngã Ba Bông), cách cửa sông 25,5 km. Dài 325 km, phần chảy ở Việt Nam là 160 km, qua các huyện Quế Phong (Nghệ An);
Thường Xuân, Thọ Xuân (Thanh Hóa). Diện tích lưu vực 7.580 km², phần ở Việt Nam 3.010 km².
- Sông Cầu Chày: Sông Cầu Chày hay sông Ngọc Chùy, dài 87 km, khởi nguồn từ núi Đàn thuộc huyện Ngọc Lặc, chảy qua các huyện Lang Chánh, Thọ Xuân và Thiệu Hóa rồi hợp với sông Mã ở hạ lưu. Nước sông Cầu Chày rất đục và cạn.
Địa hình của lưu vực sông Mã, nhìn chung có hướng dốc từ tây sang đông, với 3 dạng địa hình cơ bản. Miền núi trung bình và núi thấp ở phía tây, đồng bằng nhỏ hẹp ở phía đông, xen giữa là dải đồi trung du.