Nhiễm môi trường nước

Một phần của tài liệu Giáo trình quản lý tổng hợp tài nguyên và môi trường (Trang 39)

- Đồng bằng Nam Bộ: là đồng bằng rộng lớn nhất nước ta, được chia thành 2 khu vực khác nhau rõ rệt là Đông Nam Bộ và Châu thổ sông Cửu Long.

2.5.2.nhiễm môi trường nước

Do nằm ở hạ lưu của các con sông, tiếp giáp với biển nên nguồn nước ở vùng đồng bằng Việt Nam có nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm. Đó có thể là nguồn ô nhiễm trực tiếp từ chính các hoạt động sinh hoạt sản xuất của người dân đồng bằng, hoăc do các hoạt động từ thượng nguồn (miền núi, cao nguyên, các nước láng giềng) đưa xuống, hay do tác động từ biển. Xét về nguồn gốc, nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước có thể được phân loại như sau:

- Nguồn ô nhiễm tự nhiên: phèn, mặn có thể do giải phóng từ đất phèn, hoặc do nước chua (thường vào đầu mùa lũ) ở các vùng thượng lưu các con sông đưa xuống (đối với ĐBSCL). Đối với nước nhiễm mặn chủ yếu là do tác động từ biển, đặc biệt vào mùa khô khi nước ngọt từ các con sông yếu, triều cường đưa nước từ biển tiến sâu vào nội địa. Tình trạng này diễn ra rất phổ biến ở vùng đồng bằng thấp, đặc biệt là ĐBSCL. Mối liên hệ giữa vấn đề ô nhiễm nguồn nước và việc khai thác tài nguyên được thể hiện như sau: đối với khai thác tài nguyên đất để phục vụ sản xuất nông nghiệp, việc tác động đến tầng phèn (đào ao, hô, kênh, rạch, cày bừa…), giải phóng phèn làm cho nước bị chua. Việc khai thác tài nguyên rừng quá mức ở vùng thượng lưu, gián tiếp làm mực nước sông hạ thấp vào mùa khô, làm gia tăng quá trình xâm nhập mặn….

- Nguồn ô nhiễm do các hoạt động động kinh tế, xã hội: đây là nguồn gây ô nhiễm có tác động lớn nhất, do chúng diễn ra quanh năm, với tốc độ và cường độ ngày càng tăng. Ví dụ, lượng chất thải rắn hàng năm của ĐBSCL vào khoảng 3,7 triệu tấn, trong đó 90% chưa được thu gom, xử lý. Đồng bằng là vùng có mật độ dân số cao nhât cả nước, do vậy chất thải, nước thải từ hoạt động sản

xuất (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ), sinh hoạt là rất lớn. Bên cạnh đó, phần lớn người dân chưa có ý thức trong việc bảo vệ môi trường sống của mình, do vậy họ thường có thói quen xả thải trực tiếp ra môi trường. Bên cạnh đó cũng phải kể đến nguồn ô nhiễm cho các tỉnh (các quốc gia) nằm ở thượng lưu gây ra. Ví dụ chất thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp của Trung Quốc theo sông Hồng vào Việt Nam, hay chất thải của nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ (Thái Nguyên) theo sông Cầu đổ về… Xét về phía cạnh ô nhiễm môi trường nước liên quan đến khai thác tài nguyên có thể kể đến một vài trường hợp điển hình: việc khai thác tài nguyên nước cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản sẽ làm gia tăng các nguồn gây ô nhiễm: thức ăn thừa, chất thải từ các loài được chăn nuôi…, phá hủy môi trường sinh thái tự nhiên

Ô nhiễm nguồn nước không chỉ ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu nước sạch cho sinh hoạt và sản xuất mà còn chứa đựng nhiều hiểm họa về bệnh tật, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng.

Một phần của tài liệu Giáo trình quản lý tổng hợp tài nguyên và môi trường (Trang 39)