KHÁI NIỆM VÀ HỆ THỐNG PHÂN LOẠI MIỀN NÚI VÀ TRUNG DU

Một phần của tài liệu Giáo trình quản lý tổng hợp tài nguyên và môi trường (Trang 57)

- Cao nguyên xói mòn: là cao nguyên được hình thành từ việc hạ thấp

4.1.KHÁI NIỆM VÀ HỆ THỐNG PHÂN LOẠI MIỀN NÚI VÀ TRUNG DU

4.1.1. Miền núi

4.1.1.1. Khái niệm

Theo từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam [19], núi được hiểu "là nơi bề mặt Trái Đất được nâng cao đáng kể, tới cả nghìn mét so với đồng bằng xung quanh (độ cao tương đối) hoặc so với mực nước biển (độ cao tuyệt đối). Một quả núi riêng lẻ thường có một đỉnh nhọn với sườn dốc hoặc đỉnh tròn với sườn thoải. Một dãy núi thường gồm nhiều quả núi nằm cạnh nhau, như dãy Tam Đảo gồm 3 ngọn núi" và "Miền núi là miền mà địa hình gồm chủ yếu nhiều dãy núi cách nhau bởi những thung lũng hoặc những cánh đồng".

Theo giáo sư Đào Đình Bắc [2], miền núi là khu vực mặt đất tương đối rộng lớn, thường có cấu tạo uốn nếp, được nâng cao so với mực nước biển và khu vực đồng bằng bao quanh, có dao động độ cao đáng kể trên những khoảng cách ngắn (độ chênh cao giữa đáy thung lũng và đỉnh phân thủy có thể tới hàng trăm, hàng nghìn mét). Miền núi thường bao gồm hầu hết các dạng hình thái: quả núi, miền trước núi, đường sống núi, dãy núi, dải núi - hệ thống núi, khối núi… phát triển trên một khu vực mặt đất rộng lớn.

Theo Nguyễn Trọng Hiếu và Phùng Ngọc Đĩnh [8], núi là dạng địa hình dương có độ cao tương đối trên 200m so với địa hình tạo mặt bằng xung quanh. Trên bản đồ địa hình, nó được giới hạn bề mặt bởi các đường bình độ khép kín tăng dân trị số vào trung tâm. Trên mặt cắt, nó tạo nên khúc gãy, chuyển một

cách đột ngột từ sườn núi sang địa hình xung quanh. Núi có thể đứng đơn lẻ hoặc tập trung thành dãy núi, vùng núi hoặc miền núi. Miền núi là tập hợp của nhiều vùng núi, phân bố trên một diện tích rộng lớn. Về mặt địa chất, miền núi được cấu tạo bởi nhiều cấu trúc địa chất, có các đá tuổi khác nhau của vỏ lục địa được nâng lên trên mặt nước biển đại dương hoặc đồng bằng lân cận. Về hình thái có sự phân dị rõ nét: đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng sâu, độ cao thay đổi trên những khoảng cách không lớn. Bên cạnh dạng địa hình dương, còn có những địa hình âm: các thung lũng, bồn địa tạo nên sự chênh lệch độ cao tương đối từ vài trăm mét đến vài nghìn mét.

Mặc dù có nhiều cách định nghĩa khác nhau về miền núi, nhưng có thể hiểu miền núi là một khu vực rộng lớn được nâng cao so với bề mặt xung quanh (biển, đồng bằng) từ 200 trở lên. Bề mặt địa hình miền núi có sự phân dị về độ cao lớn, bao gồm nhiều dạng địa hình khác nhau và đa dạng về cấu trúc.

Một phần của tài liệu Giáo trình quản lý tổng hợp tài nguyên và môi trường (Trang 57)