0
Tải bản đầy đủ (.docx) (106 trang)

Yếu tố nhân sinh

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH QUẢN LÝ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG (Trang 26 -26 )

- Đồng bằng Nam Bộ: là đồng bằng rộng lớn nhất nước ta, được chia thành 2 khu vực khác nhau rõ rệt là Đông Nam Bộ và Châu thổ sông Cửu Long.

2.2.2. Yếu tố nhân sinh

Hoạt động của con người: Đây là yếu tố rất quan trọng làm biến đổi địa hình bề mặt qua từng thời kỳ lịch sử khai thác đồng bằng. Bàn tay lao động của con người đã làm thay đổi địa hình ban đầu, tạo ra địa hình như ngày nay thông qua việc đào sông ngòi, kênh mương, đắp đường sá, đê điều và lập ra các khu dân cư, ruộng vườn. Minh chứng tiêu biểu là hệ thống đê điều ở ĐBSH, việc đắp đê trong hàng nghìn năm khai phá lãnh thổ đã góp phần hình thành nên các đặc điểm địa hình của ĐBSH ngày nay. Ví dụ hệ thống đê sông Hồng - Thái Bình có chiều dài lên tới 2.700 km [13], khiến cho Đồng bằng Sông Hồng bị chặn đứng trong quá trình bồi đắp tự nhiên của nó, làm cho bề mặt đồng bằng bị phân hóa mạnh, bên cạnh các sống đất cao lại có nhiều nơi thấp úng vào mùa mưa, đồng thời lại có nhiều ao hồ. Nhiều ô khép kín đã được hình thành như ô Hà Đông (giữa sông Hồng, sông Đáy và sông Phủ Lý), ô Hà Nam Ninh (giữa sông Hồng, sông Đáy, sông Phủ Lý và sông Nam Định), ô Bắc Hưng Hải (giữa sông Hồng, sông Đuống, sông Luộc và sông Thái Bình). Ra phía biển lại có những ô bao quanh bởi các đê ngăn nước mặn như ô Vĩnh Bảo, Tiên Lãng, An Dương.

Đối với ĐBSCL, việc đào kênh, rạch điển hình là kênh Vĩnh Tế (dài 87km, nối Châu Đốc với Hà Tiên), kênh Thoại Hà (31 km), kênh Bảo Định, kênh Ruột Ngựa, kênh Phố Xếp, kênh Rạch Chanh, kênh An Thông, kênh Lợi Tế, kênh Long An,... đã ảnh hưởng rất lớn đến diện mạo của đồng bằng.

Hiện nay, với tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa rất nhanh. cảnh quan đồng bằng đang bị thay đổi nhanh chóng bởi các hoạt động kinh tế: rất nhiều khu công nghiệp, dịch vụ, chung cư cao tầng, đướng xá…mọc lên. Bên cạnh đó việc khai thác tài nguyên khoáng sản (đá vôi, cát sỏi), cũng tạo ra những biến đổi rất lớn trên bề mặt đồng bằng (vùng sản xuất xi măng ở Hải Dương, Hải Phòng, Hà Nam…). Điều này đang phá vỡ quy luật phân bố vật chất tự nhiên, làm gia tăng các ảnh ảnh hưởng ngoài quy luật và tiềm ẩn các nguy cơ khó kiểm soát: sụt lún, hạ thấp mực nước ngầm….

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH QUẢN LÝ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG (Trang 26 -26 )

×