CÁC DẠNG TÀI NGUYÊN CƠ BẢN Ở VÙNG CAO NGUYÊN

Một phần của tài liệu Giáo trình quản lý tổng hợp tài nguyên và môi trường (Trang 46)

- Cao nguyên xói mòn: là cao nguyên được hình thành từ việc hạ thấp

3.3.CÁC DẠNG TÀI NGUYÊN CƠ BẢN Ở VÙNG CAO NGUYÊN

3.3.1. Tài nguyên đất

Đất ở vùng cao nguyên của Việt Nam, đáng chú nhất là nhóm đất feralit nâu đỏ. Nhóm đất này hình thành trên các đá mắcma bazơ, trung tính và đá vôi, nhưng vì quá trình phát triển feralit lâu dài dẫn đến sự phong hóa trọn vẹn đá mẹ, tầng dày, mịn, hàm lượng sét cao, không có đá lẫn, các xetxkioxyt sắt nâu vàng. Tổng diện tích đất feralit nâu đỏ khoảng 2,68 triệu ha (8,5% diện tích). Trong nhóm đất này có thể kể đến một số loại như sau:

- Đất feralit nâu đỏ trên đá macma bazơ và trung tính. Loại đất này có tầng rất dày (vài mét), tỷ lệ sét cao (>50%) nên thành phần cơ giới nặng. Tuy nhiên cấu tượng tốt nên tơi xốp, thoáng khí. Đất giàu mùn và các cation (Ca, Mg, Fe, Al), đạm và lân tổng số cao, nghèo kali. Đây là loại đất tốt, thích hợp cho các cây cộng nghiệp lâu năm xó rễ ăn sâu như cao su, chè, cà phê. Khi khai thác cần có biện pháp bảo vệ như chống xói mòn, giữ ẩm cho đất vào mùa khô, bón lân và kali. Tổng diện tích khoảng 2 triệu ha, tập trung chủ yếu ở các tỉnh Tây Nguyên.

- Đất feralit nâu vàng trên đá macma bazơ và trung tính. Loại đất này hình thành trong điều kiện khí hậu ẩm hơn, nên đất ngả sang màu nâu vàng. Đất nâu nâu vàng có đầy đủ tính chất tốt của đất nâu đỏ nhưng ẩm hơn, do đó ngoài cây công nghiệp và cây ăn quả còn thuận lợi cho cả cây lương thực. Diện tích đất

nâu vàng khoảng 300.000 ha, tập trung trên cao nguyên Bảo Lộc (800-900m, lượng mưa 2800m).

Ngoài ra trên vùng cao nguyên còn có loại đất xám bạc màu trên đá macma axit và đá cát. Đất chua, nghèo mùn, khô hạn, thực vật mọc trên là những loài chịu hạn (cỏ tranh, rừng khộp). Tổng diện tích khoảng 800.000 ha.

Ở khí cạnh thứ hai của tài nguyên đất, khác với vùng đồng bằng, cao nguyên là nơi có mật độ dân số thấp chủ yếu là các cộng đồng dân tộc thiểu số. Tính đến năm 2009, mật độ dân số của khu vực Tây Nguyên là 94 người/km2. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra đối với tài nguyên đất ở Tây Nguyên là đất gắn liền với rừng, do đó việc mở rộng diện tích đất phục vụ nông nghiệp, đất ở, đất chuyên dùng…. đều phải phá rừng, điều này gây ra những tác động rất to lớn về môi trường sinh thái cho chính khu vực và các đồng bằng phía dưới.

Nhìn chung tài nguyên đất ở đồng bằng và cao nguyên đều có vai trò rất quan trọng, 2 vùng này tập trung những loại thổ nhưỡng có chất tốt nhất (đất phù sa, đất nâu đỏ). Tuy nhiên mỗi vùng lại đối mặt với những thách thức khác nhau trong quá trình sử dụng loại tài nguyên này.

3.3.2. Tài nguyên nước

3.3.2.1. Tài nguyên nước mưa

Tây Nguyên là khu vực có kiểu khí hậu mùa mưa và mùa khô rõ rệt, đặc biệt là các tỉnh phía nam Tây Nguyên. Mùa mưa Tây Nguyên kéo dài từ tháng 5- tháng 10 (11) hàng năm, lượng mưa trung bình từ 1600 – 2800mm/năm. Trên lưu vực sông Xê - rê - Pốc là 1870 mm/năm, vùng núi Ngọc, Chư -Yang- Sin, Lang Biang có lượng mưa lên tới 3000-4000 mm/năm [20]. Tuy nhiên lượng mưa lại tập trung chủ yếu vào mùa mưa, 80-95% [20], điều này gây ra những trở ngại lớn cho việc cung cấp nước vào mùa khô cho Tây Nguyên. Trong khi đó vào mùa mưa lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ về lũ quét, sạt lở đất….

3.3.2.2. Tài nguyên nước sông ngòi

Đối với Tây Nguyên, tài nguyên nước sông ngòi bên cạnh khía cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất. Do đặc điểm địa hình, sông ngòi Tây Nguyên còn chứa trong mình nguồn thủy năng trữ lượng lớn.

Tây Nguyên sở hữu một mạng lưới sông suối, hồ nước dày đặc, nhiều ghềnh thác nên có tiềm năng thủy điện rất lớn. Riêng đối với tỉnh Gia Lai, các hệ thống sông Ba, sông Sê San (một trong ba con sông có tiềm năng thủy điện

rất lớn của Việt Nam, chiếm 11,3% tổng số tiềm năng thủy điện của toàn quốc) và phụ lưu hệ thống sông Sêrêpok, cùng nhiều sông suối có đặc điểm ngắn và dốc, ngành thủy điện có rất nhiều tiềm năng.

Xét về trữ lượng nước, tổng lưu lượng nước mặt là 50 tỷ m3/năm [22]. Sông ngòi Tây Nguyên gồm các sông Sê San, Srêpôk Diện tích lưu vực sông Sê San thuộc lãnh thổ Việt Nam là 11.450 km2 với chiều dài dòng chính 252 km và mật độ lưới sông 0.38 km/km2. Sông Srêpôk có diện tích lưu vực trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 12.030 km2, chiều dài dòng chính 291 km và mật độ lưới sông 0.55km/km2. Hai nhánh chính của sông Srêpôk làKrông Knô và Krông Ana. Mô đun dòng chảy trung bình nhiều năm dao động từ 15l/s.km2 đến hơn 60l/s.km2. Mùa lũ hàng năm xuất hiện không đồng thhời trên các sông suối, từ tháng 7 – 11, lượng dòng chảy mùa lũ chiếm 70-80% lượng dòng chảy năm [14].

Ngoài ra Tây Nguyên còn là thượng nguồn của các các hệ thống sông lớn ở khu vực Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ: Thu Bồn, Ba, Đông Nai… Môđun dòng chảy tại thượng nguồn (thuộc Tây Nguyên) các con sông này rất lớn, ví dụ tại thượng nguồn của sông Trà Khúc, Thu Bồn là 80l/s.Km2[14].

3.3.3. Tài nguyên khí hậu

Khí hậu là tài nguyên đặc biệt, sự phân hóa các yếu tố khí hậu sẽ tạo điều kiện cho việc đa dạng hóa các loại hình sản xuất nông nghiệp, phát triển du lịch.

Do tác động của yếu tố địa hình, nên khí hậu vùng cao nguyên có những thế mạnh riêng. Với độ cao có khi lên đến trên 2000m, nhiều khu vực ở Tây Nguyên có khí hậu ôn đới núi cao (Đà Lạt, Ngọc Linh…) đây là điều kiện rất tốt để khai thác du lịch, đa dạng hóa nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp ôn đới (rau, củ quả, hoa… vùng ôn đới).

3.3.4. Tài nguyên sinh vật

Tây nguyên là một trong những vùng có tính đa dạng sinh học rất cao của Việt Nam. Rừng Tây Nguyên giàu về trữ lượng, đa dạng về chủng loại Trữ lượng rừng gỗ chiếm tới 45% tổng trữ lượng rừng gỗ của cả nước. Diện tích rừng Tây Nguyên là 3.015,5 nghìn ha chiếm 35,7% diện tích rừng cả nước [22]. Các cây dược liệu quí được tìm thấy ở đây như sâm bổ chỉnh, sa nhân, địa liền, thiên niên kiện, hà thủ ô trắng,... và các cây thuốc quí có thể trồng được ở đây như atisô, bạch truật, tô mộc, xuyên khung...

Hệ động vật hoang dã cũng rất phong phú có ý nghĩa kinh tế và khoa học. Có tới 32 loài động vật quí hiếm như voi, bò tót, trâu rừng, hổ, gấu, công, gà lôi...

Hiện nay ở Tây Nguyên có khá nhiều Vườn Quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên có giá trị rất lớn đối với khoa học và phát triển kinh tế (du lịch): VQG Yok Đôn (Đắc Lắc), VQG Kon Ka Kinh (Gia Lai), VQG Chư Mom Rây (Kon Tum), VQG Cát Tiên (Đồng Nai- Lâm Đồng - Bình Phước)…

3.3.5. Tài nguyên khoáng sản

Chủng loại khoáng sản ít. Đáng kể nhất là quặng bôxit với trữ lượng dự báo khoảng 10 tỷ tấn, chiếm 90% trữ lượng bôxit cả nước, phân bố chủ yếu ở Đắc Nông, Gia Lai Kon Tum [22]. Việc khai thác quặng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp của vùng.

Vàng có 21 điểm vàng trữ lượng khoảng 8,82 tấn phân bố ở Kon Tum, Gia Lai. Ngoài ra còn các loại đá quí, các mỏ sét gạch ngói phân bố ở Chưsê - Gia Lai và Bản Đôn - Đắc Lắc, than bùn và than nâu phân bố ở Biển Hồ, làng Bua, làng Vệ - Gia Lai, Chư Đăng - Đắc Lắc.

Cũng giống như đồng bằng, vùng cao nguyên có chủng loại khoáng kém đa dạng, đáng chú nhất là Bôxit, tuy nhiên việc khai thác bôxit sẽ phải gặp phải những thách thức không nhỏ.

Một phần của tài liệu Giáo trình quản lý tổng hợp tài nguyên và môi trường (Trang 46)