Đặc điểm vùng trung du (bán sơn địa) Việt Nam

Một phần của tài liệu Giáo trình quản lý tổng hợp tài nguyên và môi trường (Trang 66)

- Các miền núi lửa: là biểu hiện của quá trình phun trào macma trên bề mặt trái đất Tùy theo cách thức phun trào cũng như tính chất của vật liệu từ

4.1.2.2.Đặc điểm vùng trung du (bán sơn địa) Việt Nam

Địa hình trung du Việt Nam khá phổ biến, và trải dài trên khắp lãnh thổ đất liền từ Bắc vào Nam, chúng ta có thể chia thành một vùng trung du điển hình:

a) Vùng trung du miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ

Tạo thành một dải bao quanh đồng bằng Bắc Bộ, kéo dài từ Quảng Ninh qua Bắc Giang, Hà Nội, Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Ninh Bình. Đặc điểm hình thái bao gồm những nấm đồi đỉnh bằng, sườn thoải, xen kẽ với những thung lũng rộng thay đổi tùy nơi, giáp núi, đồi chiếm ưu thế hơn thung lũng, ngược lại gần đồng bằng thì thung lũng trội lên. Gần vùng núi, đồi cao khoảng 200m, thuộc loại đồi trung bình, càng gần đồng bằng đồi càng thấp xuống, độ cao dưới 100m và đồi cũng tách rời nhau thành những quả đồi riêng biệt, không chạy dài thành dãy như ở vùng núi hay vùng giáp núi. Độ cao tương đối của các đồi khoảng 50-60m, giáp núi có thể lớn hơn, tới 80-100m, gần đồng bằng lại giảm xuống còn 20-30m.

Các thung lũng là những nơi được khai phá tích cực nhất và thường được san thành ruộng bậc thang để cấy lúa, trồng màu… Do điều kiện đi lại dễ dàng, vùng trung đã được khai phá từ lâu đời, lớp thực vật tự nhiên ở nhiều nơi đã bị tiêu diệt hoàn toàn. Điều này làm tăng cường quá trình rửa trôi và xói mòn thổ nhưỡng, nhiều nơi là những đồi trọc trơ sỏi đá, những cảnh tượng đất xấu, sườn đồi bị mương xói, rãnh lõm chằng chịt phá hủy.

b) Vùng trung du Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ

Theo sơ đồ hệ thống sơn văn của Phạm Quang Anh (1996), vùng bán sơn địa ở Bắc Trung Bộ tạo thành một dải khá liên tục kéo dài từ Thanh Hóa xuống đến Thừa Thiên Huế, đôi chỗ bị chia cắt bởi các dãy núi đâm ngang ra biển (Dãy Hoàng Mai, Đèo Ngang, ). Dải trung du này nằm giữa vùng núi trung bình ở phía tây và đồng bằng duyên hải ở phía đông. Trong khi đó vùng trung du ở Nam Trung Bộ cũng tạo thành một dải hẹp từ Bắc xuống Nam, tuy nhiên không liên tục mà bị chia cắt bởi các cao nguyên, các khối núi ăn sát ra biển. Trên bản đồ địa hình, khu vực địa hình có độ cao từ 100-200m chỉ tạo thành một dải hẹp, khoảng cách giữa đường bình độ 100m và 200m rất hẹp.

c) Vùng trung du Đông Nam Bộ

Vùng trung du ở Đông Nam Bộ cũng tạo thành một vành đai liên tục theo hướng Đông nam lên Tây Bắc, kéo dài từ phía bắc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu qua Đồng Nai, Bình Phước (dựa theo sơ đồ của Phạm Quang Anh, 1996).

Một phần của tài liệu Giáo trình quản lý tổng hợp tài nguyên và môi trường (Trang 66)