- Các miền núi lửa: là biểu hiện của quá trình phun trào macma trên bề mặt trái đất Tùy theo cách thức phun trào cũng như tính chất của vật liệu từ
4.3.5. Tài nguyên rừng
Miền núi là khu vực có diện tích và độ che phủ rừng lớn. Theo kết quả thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến hết năm 2010: Vùng Tây Bắc có 1.581.164 ha rừng, trong đó rừng tự nhiên là 1.429.237 ha chiếm 90,4%, độ che phủ trung bình toàn vùng đạt 42%. Vùng đông bắc, có 3.432.320 ha rừng, trong đó rừng tự nhiên là 2.312.118 ha, chiếm 67,4%, độ che phủ rừng đạt 50%. Vùng Bắc Trung Bộ, các con số tương ứng lần lượt là 2.807.204 ha, 2.127.332, chiếm 75,8% và độ che phủ đạt 54%. Đối với vùng Nam Trung Bộ các con số tương ứng lần lượt là 1.919.735 ha, 1.428.235 ha, chiếm 74,4%, độ che phủ rừng đạt 42%. Trong khi đó ở Đông Nam Bộ chỉ có Đồng Nai là có diện tích rừng đáng kể khoảng 167.881 ha với độ che phủ đạt 28,4%.
Bên cạnh diện tích rộng, độ che phủ lớn, các hệ sinh thái rừng ở miền núi, trung du (Hệ sinh thái rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới, Hệ sinh thái rừng lá rộng thường xanh trên núi đá vôi, Hệ sinh thái rừng lá kim tự nhiên) có tính đa dàng sinh học cao, nhiều loài gỗ quý. Theo tính toán, trữ lượng gỗ ở rừng nguyên sinh có thể đạt đến 400 - 500 m3/ ha, trong đó có nhiều loài gỗ quý nhiệt đới và là loài bản địa đặc hữu của Việt Nam có giá trị sử dụng cao như đinh, lim, sến, táu v.v…và đặc biệt là có nhiều loài lâm sản ngoài gỗ có giá trị như dược liệu quý, nhiều loài cây cho nhựa và tinh dầu v.v…Đây là đối tượng rừng khai thác trong nhiều năm qua và đã cung cấp một khối lượng lớn gỗ xây dựng, nguyên liệu công nghiệp chế biến lâm sản v.v… cho nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, do khai thác chạy theo kế hoạch trong thời kinh tế bao cấp, khai thác không đúng kĩ thuật, không bảo đảm tái sinh rừng nên diện tích và trữ lượng rừng đã bị suy giảm. Tỉ lệ rừng thứ sinh nghèo kiệt tăng lên. Trong những năm gần đây, ngành lâm nghiệp đã có chủ trương hạn chế lượng khai thác gỗ rừng tự nhiên, tiến tới "đóng cửa" rừng tự nhiên. Ngoài ra, nhiều khu rừng nguyên thuỷ nhiệt đới như Cúc Phương (Ninh Bình), Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình), Bạch Mã (Thừa Thiên - Huế), Cát Tiên (Đồng Nai) v.v…đã , đang và sẽ mang lại nguồn thu nhập lớn từ du lịch sinh thái.