Lũ quét, sạt lở đất

Một phần của tài liệu Giáo trình quản lý tổng hợp tài nguyên và môi trường (Trang 82)

- Các miền núi lửa: là biểu hiện của quá trình phun trào macma trên bề mặt trái đất Tùy theo cách thức phun trào cũng như tính chất của vật liệu từ

4.6.3.Lũ quét, sạt lở đất

Biến đổi khí hậu đang làm cho lượng mưa ở Việt Nam thay đổi nhiều theo hướng nơi mưa nhiều thì càng nhiều hơn và ngược lại, nhất là hiện tượng mưa

tập trung với cường độ mạnh và lượng lớn có tần suất xuất hiện nhiều hơn. Bên cạnh đó là tình trạng mất rừng, đặc biệt là diện tích rừng giàu, rừng đầu nguồn bị suy giảm nghiêm trọng. Đây là nguyên nhân chủ yếu làm cho loại hình thiên tai lũ quét, sạt lở đất xuất hiện ngày càng nghiêm trọng hơn. Trong thời gian gần đây, các trận lũ quét, sạt lở đất diễn ra nhiều hơn, mức độ nghiêm trọng ngày càng tăng: Trận lũ quét ngày 17/9/2002 xảy ra tại Hương Sơn, Hương Khê (Hà Tĩnh) làm chết 77 người; Trận lũ cuối tháng 10-2003 tại các tỉnh miền Trung: Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên đã cướp đi sinh mạng của 52 người, thiệt hại ước tính hơn 260 tỷ đồng (Báo Lao động, Vietnam News, 10-2003, UNDP ngày 13-11-2003); Trận lũ quét ngày 19/7/2004 tại Đồng Văn (Hà Giang) làm chết 48 người, thiệt hại 47 tỷ đồng; Trận lũ quét diễn ra ngày 18/9/2005 tại Văn Chấn (Yên Bái) làm chết 76 người, thiệt 350 tỷ đồng.

4.6.4. Cháy rừng

Miền núi và trung du là vùng có diện tích rừng lớn, tuy nhiên nguy cơ cháy rừng ở đây cũng rất cao, đặc biệt ở khu vực Tây Bắc và Bắc Trung Bộ. Nguyên nhân là do khu vực này chịu tác động mạnh của gió phơn tây nam vào đầu mùa hạ, và mùa đông khô hanh (Tây Bắc). Ngoài ra đây còn là địa bàn cư trú của đồng bào các dân tộc ít người, với phương thức canh tác nông nghiệp tự nhiên: đốt nương làm rẫy… Do vậy nguy cơ cháy rừng ở khu vực miền núi và trung du vào mùa khô là rất lớn.

Một phần của tài liệu Giáo trình quản lý tổng hợp tài nguyên và môi trường (Trang 82)