Cơ sở phân loại miền nú

Một phần của tài liệu Giáo trình quản lý tổng hợp tài nguyên và môi trường (Trang 59)

- Cao nguyên xói mòn: là cao nguyên được hình thành từ việc hạ thấp

4.1.1.3.Cơ sở phân loại miền nú

a) Phân loại theo hình thái và trắc lượng hình thái

Bên cạnh những tiêu chí hình thái của địa hình (hình dạng bên ngoài: đỉnh, sườn….), nếu ta bổ sung thêm những số liệu về trắc lượng hình thái, ví dụ

độ cao tuyệt đối và tương đối thì việc phân loại địa hình sẽ khoa học hơn và khái niệm về địa hình sẽ đầy đủ hơn, cụ thể hơn.

Về phân loại núi, nhất là phân loại theo hình thái và trắc lượng hình thái, cho đến nay vẫn chưa được thống nhất. Tuy nhiên, theo tiêu chí này có thể chia thành: núi cao, núi trung bình và núi thấp

- Núi cao: là những khu vực núi có độ cao tuyệt đối từ 2500 trở lên, độ chia chắt sâu lớn, từ 500-700m đối với núi cao vừa (2500-3000m) hoặc từ 750- 1000m đối với núi cao (3000-5000m) và rất cao (>5000m). Đặc trưng hình thái cơ bản của vùng núi cao là sườn dốc, thung lũng sâu, đường sống núi có thể sắc nét hoặc mềm mại, xếp thành nhóm, dải hoặc hệ thống các dải núi.

- Núi trung bình: là những khu vực núi có độ cao tuyệt đối từ 700 (900) - 2500m, độ chia cắt từ nhỏ 100-250m đối với núi trung bình thấp (700(900) - 1200m) hoặc từ 250-500m đối với trung bình (1200-2500m).

- Núi thấp: là những khu vực núi có độ cao tuyệt đối từ 600-900m, mức độ chia cắt nhỏ (100-250m).

b) Phân loại theo nguồn gốc phát sinh

Theo nguồn gốc phát sinh, núi được chia thành ba nhóm chính: Núi kiến tạo, núi lửa và núi xâm thực. Thực ra việc phân chia thành ba nhóm như vậy cũng chỉ mang tín chất quy ước bởi vì trong mọi trường hợp, vai trò của kiến tạo đều rất quan trọng. Đúng ra phải nói rằng tất cả địa hình đều do vận động kiến tạo mà có. Bản thân núi lửa cũng thường liên quan tới hoạt động tạo núi và các đứt gãy kiến tạo sâu - tiền đề của sự phun trào dung nham lên mặt đất. Vì vậy việc phân chia chỉ mang tính quy ước dựa trên vai trò thống trị của quá trình này hay quá trình khác.

Một phần của tài liệu Giáo trình quản lý tổng hợp tài nguyên và môi trường (Trang 59)