Các dạng địa hình cơ bản ở miền nú

Một phần của tài liệu Giáo trình quản lý tổng hợp tài nguyên và môi trường (Trang 58)

- Cao nguyên xói mòn: là cao nguyên được hình thành từ việc hạ thấp

4.1.1.2.Các dạng địa hình cơ bản ở miền nú

Trên thực tế miền núi không chỉ bao gồm những địa hình dương mà xen kẽ là những dạng địa hình âm: các thung lũng, các bồn địa..

a) Quả núi

Đó là một bộ phận mặt đất nhô cao, kích thước không lớn, nổi rõ trên nền bề mặt bằng phẳng, có đường chân dốc rõ ràng từ mọi phía. Đây là những dạng địa hình đứng đơn độc, lẻ loi ở các miền trước núi, hoặc nổi lên giữa đồng bằng.

b) Đỉnh núi

Khác với quả núi, đỉnh núi không phải là những khối núi nhô cao trực tiếp trên miền bằng phẳng, không chuyển trực tiếp ra đồng bằng mà là những khối nhô nổi rõ trên các dải núi, dãy núi lớn.

c) Miền trước núi

Miền núi và khối núi lớn có dường phân cách với đồng bằng lân cận. Có trường hợp đường chân núi đó biểu hiện rõ ràng, sườn núi chuyển đột ngột xuống đồng bằng qua những vách dốc. Nhưng phần lớn trường hợp, miền núi chuyển xuống đồng bằng rất từ từ, tạo thành cả một miền chuyển tiếp mang tính chất trung gian gọi là miền trước núi.

Về mặt địa hình, miền trước núi thường là những đồng bằng đồi, hoặc miền đồi hơi nghiên về phía đồng bằng kề cạnh, hoặc miền có nhiều đồi dài, hoặc gồm nhiều dải núi một sườn song song với nhau men theo chiều dài miền núi và các xa càng thấp dần.

d) Dãy núi

Đó là tập hợp của nhiều ngọn núi nằm kề liên tục với nhau, có đường sống núi và đường phân thủy thống nhất, kéo dài dạng tuyến.

e) Dải núi, hệ thống núi

Tập hợp của nhiều dãy núi tạo thành một thể thống nhất, có liên quan với nhau về nhiều mặt, được gọi là dải núi hoặc hệ thống núi (dải Trường Sơn).

f) Khối núi

Đôi khi nhiều ngọn núi tập hợp với nhau không theo tuyến mà hợp lại thành khối tương đối đẳng thước, gọi là khối núi. Thông thường, chúng do một khối xâm nhập lớn hoặc khối nhung nham bị chia cắt tạo thành.

g) Thung lũng và lòng chảo miền núi

Các thung lũng miền núi là những địa hình âm lớn, trên đó có địa hình dương nhỏ, hình thành do sông ngòi cắt sẻ đồi núi có cấu trúc nham thạch đa dạng. Chúng được phân ra thành một số kiểu do hình dáng và do quan hệ mạnh yếu tùy nơi giữa hai quá trình xâm thực và tích tụ.

- Kiểu thung lũng xâm thực - tích tụ: Khị tương quan nghiêng về phần xâm thực, thì thung lũng thường hẹp, ít bậc thềm và chủ yếu là thềm cấu trúc hay thềm hỗn hợp, hầu như không có thềm tích tụ và bãi bồi. Tuy không tiện cho khai thác kinh tế và quần cư nhưng đây là những con đường dễ dàng xâm nhập vào miền núi.

- Kiểu thung lũng tích tụ - xâm thực: Tại nơi diễn ra vận động đứt gãy, sụt lún, thì thung lũng thường rộng và quá trình tích tụ đã phần nào ưu thế, với sự có mặt của nhiều bậc thềm, trong đó có thềm tích tụ, ngoài ra ven sông còn thấy bãi bồi hẹp, thuận lợi hơn cho phát triển nông nghiệp.

- Kiểu lòng chảo và bồn địa tích tụ - xâm thực: Khác với dạng kéo dài theo dòng sông của các thung lũng là các dạng địa hình âm tương đối tròn của các lòng chảo nhỏ hoặc của các bồn địa lớn hơn. Chúng có nhiều nguồn gốc ban đầu, có khi là vũng hồ tân sinh; có khi là nơi hợp lưu của các dòng trầm tích do sông ngòi vận chuyển từ vùng núi chung quanh đến. Trong miền núi đây là nơi trù phú.

Một phần của tài liệu Giáo trình quản lý tổng hợp tài nguyên và môi trường (Trang 58)