Hạn hán và hoang mạc hóa

Một phần của tài liệu Giáo trình quản lý tổng hợp tài nguyên và môi trường (Trang 42)

- Đồng bằng Nam Bộ: là đồng bằng rộng lớn nhất nước ta, được chia thành 2 khu vực khác nhau rõ rệt là Đông Nam Bộ và Châu thổ sông Cửu Long.

2.6.3.Hạn hán và hoang mạc hóa

Quá trình thoái hóa đất và hoang mạc hóa ở Việt Nam là kết quả của sự xói mòn đất, đá ong hóa, hạn hán, cát bay, cát chảy, đất bị nhiễm mặn, nhiễm phèn. Các vấn đề cơ bản của hoang mạc hóa ở Việt Nam là hạn hán, thoái hóa đất và cồn cát di động theo mùa gió trong năm. Trong đó, các tỉnh duyên hải Miền Trung, nhất là Ninh Thuận, Bình Thuận được xem là bị tác động mạnh nhất của quá trình di chuyển cồn cát vùng ven biển. Khu vực Tứ giác Long Xuyên (ĐBSCL) cũng là khu vực được xác định là trọng điểm của hiện tượng hoang mạc hóa.

Về hiện tượng hạn hán, theo kết quả nghiên cứu về biến đổi khí hậu toàn cầu và ở Việt Nam, hiện tượng hạn hán sẽ diễn ra ngày càng gay gắt [16]. Lượng mưa có xu hướng tập trung, cường độ lớn đồng thời mùa mưa ngắn lại, mùa khô kéo dài hơn.

Hạn hán và hoang mạc hóa là những tai biến có tác động rất lớn đền môi trường sống của con người ở vùng đồng bằng: giảm diện tích đất canh tác, thiếu nước cho sinh hoạt và sản xuất. Đây có thể là nguyên nhân của nhiều xung đột, mâu thuẫn có thể nảy sinh ở vùng đồng bằng.

2.6.4. Cháy rừng

Trong những năm gần đây, cháy rừng đã hủy hoại nhiều diện tích rừng tự nhiên, làm suy giảm da dạng sinh học, gây ô nhiễm môi trường không khí, thiệt hại về tính mạng và của cải của người dân…. Nguyên nhân cháy rừng có thể do nguyên nhân tự nhiên hoặc do con người và thường là sự kết hợp của 2 yếu tố

trên. Ở vùng đồng bằng Việt Nam, nguy cơ cháy rừng cao nhất là vùng ĐBSCL, do khu này có diện tích rừng tràm rất lớn (rừng U Minh), bên dưới nền đất là lớp than bùn dày, hơn nữa mùa khô ở đây rất sâu sắc… cùng với đó là cách thức khai thác tự nhiên của cộng đồng địa phương…..

Một phần của tài liệu Giáo trình quản lý tổng hợp tài nguyên và môi trường (Trang 42)