NHỮNG VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TRONG QUÁ TRÌNH KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN TẠI MIỀN NÚI VÀ TRUNG DU

Một phần của tài liệu Giáo trình quản lý tổng hợp tài nguyên và môi trường (Trang 79)

- Các miền núi lửa: là biểu hiện của quá trình phun trào macma trên bề mặt trái đất Tùy theo cách thức phun trào cũng như tính chất của vật liệu từ

4.5. NHỮNG VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TRONG QUÁ TRÌNH KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN TẠI MIỀN NÚI VÀ TRUNG DU

DỤNG TÀI NGUYÊN TẠI MIỀN NÚI VÀ TRUNG DU

4.5.1. Ô nhiễm môi trường trong khai thác khoáng sản

Ô nhiễm môi trường do khai thác khoáng sản không chỉ xảy ra với tình trạng khai thác “thổ phỉ” mà ngay cả những dự án có quy hoạch được phê duyệt vẫn mang đến những tác động xấu đến môi trường. Hiện tượng khai thác trái phép vàng (Bắc Kạn, Cao Bằng), đất sét để sản xuất gạch và khai thác cát sỏi trên dòng sông … đang làm gia tăng các nguồn ô nhiễm. Đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước: việc sử dụng hóa chất trong khai thác vàng, nước thải được xả trực tiếp xuống sông suối làm gia tăng các chất có hại cho môi trường. Việc đào bới đất đá làm mất cảnh quan tự nhiên, mất đất nông nghiệp, phá hủy thảm thực vật… làm gia tăng tốc độ xói mòn đất, sa mạc hóa… Vấn đề ô nhiễm tiếng ồn, không khí tại các khu vực khai thác khoáng sản đang tác động rất lớn đến sức khỏe của cộng đồng địa phương (Cẩm Phả- Quảng Ninh).

Ô nhiễm môi trường trong khai thác khoáng sản ở miền núi và trung du còn có tác động trực tiếp đến các vùng hạ du (đồng bằng, ven biển), đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước. Bởi lẽ Việt Nam là quốc gia có khí hậu nhiệt đới, thường xuyên có những trận mưa rất lớn, có khả năng cuốn theo nó những chất thải độc hại xuống những vùng đất, sông, suối ở hạ lưu, gây ô nhiễm môi trường trên diện rộng. Đây là vấn đề rất khó giải quyết với phương pháp quản lý truyền thống, mà cần có một quan điểm tiếp cận mới để tạo ra sự liên kết vùng trong quản lý môi trường.

4.5.2. Vấn đề môi trường trong khai thác tài nguyên nước

Đối với miền núi và trung du những vấn đề môi trường liên quan đến khai thác tài nguyên nước chủ yếu tập trung vào khía cạnh khai thác tiềm năng thủy điện. Việc xây dựng các nhà máy thủy điện sẽ gây ra những tác động môi trường trên phạm vị rất rộng lớn. Chúng ta có thể kể đến một số tác động sau:

Mất rừng: Rừng là một tài nguyên vô cùng quan trọng đối với con người cũng như các loại thực vật và động vật. Việc mất diện tích rừng dẫn đến tổn thất một số yếu tố môi trường và tài nguyên quan trọng đối với con người, cụ thể:

- Mất tiềm năng khai thác gỗ: lượng giá trị này phụ thuộc vào từng loại rừng như: rừng có giá trị cao; rừng có giá trị trung bình và rừng có giá trị thấp. Như vậy khi mất rừng sinh kế của người dân sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

- Mất tiềm năng khai thác các sản phẩm khác của rừng ngoài gỗ: Các sản phẩm này bao gồm các loại lâm sản khác như măng, mấm, mộc nhĩ, tre nứa, thảo dược, săn bắn thú rừng… người dân địa phương trong khu vực ảnh hưởng của dự án. Vấn đề này càng có ý nghĩa, khi các đồng bào dân tộc thiểu số ở miền núi sống phụ thuộc chủ yếu vào rừng. Các lâm sản từ rừng là nguồn sống trực tiếp của rất nhiều cộng đồng. Khi không còn rừng, buộc đồng bào phải khai thác các nguồn tự nhiên khác. Điều này vừa trực tiếp, vừa gián tiếp tác động đến môi trường tự nhiên, sinh thái.

- Mất bầu không khí trong lành: Rừng có vai trò quan trọng trong việc điều hoà khí hậu, nó đã hấp thụ một lượng khí cacbon lớn, góp phần cho bầu không khí trở nên trong lành hơn. Việc mất đi một diện tích rừng cũng đồng nghĩa với việc tăng CO2 trong khí quyển. Theo Sander (2000), một hecta rừng nguyên sinh bị chặt phá hoặc bị ngập toàn bộ sẽ làm tăng lượng Cacbon vào không khí 115 tấn/năm/ha

- Mất đa dạng sinh học: Mất rừng dẫn đến mất da dạng sinh học là điều tất yếu: suy giảm về số lượng loài, cá thể loài, suy giảm về nguồn gen và suy giảm về các hệ sinh thái.

Mất đất sản xuất nông nghiệp: Hầu hết các công trình thuỷ điện được xây dựng đều chiếm một diện tích đất nông nghiệp lớn. Đây là vấn đề hết sức phức tạp, là khởi đầu của một chuỗi các vấn đề liên quan đến môi trường và xung đột. Khi mất đất sản xuất, tất yếu người dân địa phương phải được di dời hoặc tự phát mở rộng diện tích. Điều này đồng nghĩa với việc tiếp tục phá rừng, mâu thuẫn xung đột với các cộng đồng khác…

Mất một số công trình kiến trúc văn hoá và giá trị nhân văn của một số đồng bào dân tộc ở vùng dự án. Ở góc độ này, miền núi là địa bàn cư trú của các dân tộc thiểu số với rất nhiều công trình kiến trúc, văn hóa bản địa đặc sắc. Khi xây dựng các dự án thủy điện, nhiều công trình kiến trúc sẽ bị chìm sâu trong nước, đây là một tổn thất rất lớn cả về mặt kinh tế và môi trường xã hội.

Về ô nhiễm môi trường trong khu vực dự án: Trong thời gian thi công các hạng mục công trình, độ đục của nước sông tại đoạn sông hạ lưu sau đập thuỷ điện tăng lên rất nhiều. Do thay đổi chế độ dòng chảy nên lượng các chất hữu cơ trong nước của các công trình thuỷ điện bị giảm, sự đa dạng và số lượng các loài cá và các loài thuỷ sinh bị thay đổi rõ rệt, đặc biệt là những loại di trú theo mùa, hoặc làm mất đi các bãi đẻ trong mùa sinh sản. Cũng trong thời gian thi công

các hạng mục công trình sẽ làm tăng ô nhiễm không khí, bụi và tiếng ồn ở khu vục dự án.

4.5.3. Vấn đề môi trường trong khai thác tài nguyên đất

Theo phân tích ở trên, tài nguyên đất vùng núi và trung du khá đa dạng, đặc biệt là đất feralít đỏ vàng - là loại đất chủ yếu, có khả năng phát triển nhiều loại cây trồng, nhất là cây công nghiệp dài ngày chè, cây ăn quả.... Tuy nhiên, do thảm thực vật tự nhiên đã bị phá hủy, độ dốc địa hình lớn cho nên loại đất này đang phải đối mặt với tình trạng xói mòn, suy thoái nghiêm trọng. Nhiều vùng đất bị đá ong hóa, trơ sỏi đá… mất khả năng canh tác. Bên cạnh những vấn đề ô nhiễm cho sử dụng phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật…

Theo tính toán của các nhà khoa học, ở độ dốc từ 5 đến 8 độ, với lượng mưa hàng năm 1.905mm, trên 1ha nương rẫy, lượng đất bị rửa trôi lên đến 95,1 tấn/năm, trên đất trồng ngô là 105,7 tấn, trên đất trồng cà phê có 2 năm tuổi 69,2 tấn…gấp rất nhiều lần so với nơi có rừng (rừng tái sinh 12 tấn, rừng nguyên sinh chỉ có dưới 6 tấn) [23].

Việc khai thác nước ngầm phục vụ tưới tiêu làm cho lượng nước ngầm trong đất cũng bị suy kiệt, độ ẩm của đất giảm, các vi sinh vật trong đất mất theo. Đây cũng là lý do khiến cho đất canh tác nhanh bạc màu, xói mòn. Thậm chí, nhiều nơi đã có biểu hiện của sự sa mạc hóa, hạn hán quanh năm, cây trồng bị khô cằn không phát triển.

Một phần của tài liệu Giáo trình quản lý tổng hợp tài nguyên và môi trường (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w