0
Tải bản đầy đủ (.docx) (106 trang)

Các dạng tài nguyên nhân văn

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH QUẢN LÝ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG (Trang 34 -34 )

- Đồng bằng Nam Bộ: là đồng bằng rộng lớn nhất nước ta, được chia thành 2 khu vực khác nhau rõ rệt là Đông Nam Bộ và Châu thổ sông Cửu Long.

2.3.6. Các dạng tài nguyên nhân văn

Đồng bằng là vùng đất có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời và là địa bàn cư trú chủ yếu của người Kinh. Do vậy các loại tài nguyên nhân văn trong khu vực gắn liền với đời sống sinh hoạt, sản xuất của người Kinh trong điều kiện tự nhiên đặc trưng của vùng đồng bằng Việt Nam.

Hệ thống tài nguyên nhân văn ở vùng đồng bằng Việt Nam rất phong phú và đa dạng tồn tại ở cả hai dạng vật thể và phi vật thể. Tuy nhiên, tùy theo vùng, miền mà các giá trị nổi bật của tài nguyên nhân văn được biểu hiện khác nhau.

Đối với tài nguyên nhân văn việc phân chia nên căn cứ vào các vùng văn hóa thay vì các khu vực địa lý tự nhiên hoặc hành chính. Theo một số nhà văn hóa (Ngô Đức Thịnh, 1993; Trần Quốc Vượng, 2007), vùng đồng bằng nước ta có thể được xếp vào 3 vùng văn hóa cơ bản.

Thứ nhất là vùng châu thổ Bắc Bộ, bao gồm vùng đồng bằng sông Hồng và dải đồng bằng duyên hải Thanh -Nghệ, hay là vùng hạ lưu của 3 hệ thống sông Hồng - Thái Bình, Mã và sông Cả. Khu vực này có những đặc cơ bản sau:

- Về nguồn lao động: đây là vùng đông dân và có mật độ dân số lớn nhất cả nước. Năm 2009, ở đồng bằng sông Hồng dân số trung bình là 19,58 triệu người (chiếm 22,9% tổng số số dân cả nước), khu vực đồng bằng Thanh - Nghệ có dân số trung bình khoảng 5,0 triệu người (chiếm gần 70% dân số của 3 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh). Với trung bình 75% dân số từ 15 tuổi trở lên (tương đương khoảng 18,4 triệu người), đây thực sự là khu vực có nguồn lao động rất dồi dào. Bên cạnh đó, vùng còn là trung tâm văn hóa - giáo dục lớn nhất cả nước, nơi tập trung rất nhiều các trường đại học, cao đẳng, các viện nghiên cứu (Hà Nội, thành phố Vinh) do vậy vùng cũng là khu vực tập trung nhiều lao động có trình độ cao. Ở vùng Đồng bằng sông Hồng số người đã có trình độ từ cao đẳng trở lên và số người đang theo học ở bậc học này xấp xỉ 1,98 triệu người (chiếm 13,07% tổng số người từ 15 tuổi trở lên).

Người lao động trong vùng mang đầy đủ đặc trưng của lao động Việt Nam, với đức tính cần cù, chịu khó, tiết kiệm, ham học hỏi…. Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm, vẫn còn đó những yếu điểm cố hữu của lao động Việt Nam, đó là: tỷ lệ người lao động chưa qua đào tạo còn lớn (tính tổng số người

đã và được đào tạo nghề nghiệp từ bậc sơ cấp trở lên ở vùng Đồng bằng sông Hồng năm 2009 là 3,07 triệu người, chiếm 20,25% tổng số dân từ 15 tuổi trở lên), tư tưởng cục bộ vùng miền, thói quen làm việc tự do không tuân thủ quy định, tư duy tiểu nông, mạnh mún, chộp giật… Đây là những điểm cần lưu ý trong quá trình sử dụng tài nguyên lao động trong vùng.

- Về các dạng tài nguyên nhân văn vật thể trong vùng: vùng châu thổ Bắc Bộ có rất nhiều công trình kiến trúc văn hóa, nghệ thuật, những di tích lịch sử - văn hóa, tín ngưỡng - tôn giáo, các công trình kiến trúc đương đại. Ví dụ: Hoàng thành Thăng Long, chùa Một Cột, Cầu Long Biên (Hà Nội), quần thể di tích chùa Bái Đính (Ninh Bình), đinh làng Đình Bảng, chùa Bút Tháp (Bắc Ninh),…

- Về các dạng tài nguyên nhân văn phi vật thể: nổi bật nhất trong vùng là các lễ hội truyền thống (lễ hội chùa Hương, Hội Lim, Bà Chúa Kho, Đền Trần…), các làn điệu dân ca (quan họ Bắc Ninh, Chèo), văn hóa ẩm thực…

Thứ hai là vùng đồng bằng duyên hải Trung bộ

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH QUẢN LÝ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG (Trang 34 -34 )

×