Mâu thuẫn, xung đột liên quan đến tài nguyên nước

Một phần của tài liệu Giáo trình quản lý tổng hợp tài nguyên và môi trường (Trang 37)

- Đồng bằng Nam Bộ: là đồng bằng rộng lớn nhất nước ta, được chia thành 2 khu vực khác nhau rõ rệt là Đông Nam Bộ và Châu thổ sông Cửu Long.

2.4.2. Mâu thuẫn, xung đột liên quan đến tài nguyên nước

Như chúng ta đã biết, vùng đồng bằng ở Việt Nam là khu vực có tài nguyên nước khá phong phú, tuy nhiên do mức độ tập trung dân số và sản xuất cao. Nên việc thiếu nước đang xảy ra thường xuyên hơn với đồng bằng, đặc biệt là vào mùa khô.

Không giống như đất đai, tài nguyên nước không thuộc sở hữu của cá nhân hay cộng đồng cụ thể nào do vậy ít xuất hiện những mâu thuẫn, xung đột mang tính chất đối kháng. Xung đột về tài nguyên nước phổ biến nhất là xung đột giữa chính quyền với người dân liên quan đến việc chuyển đổi mục đích sử dụng; mâu thuẫn giữa người dân và các doanh nghiệp liên quan đến ô nhiễm môi trường nước.

Ở cặp quan hệ thứ nhất, việc chuyển đổi mục đích sử dụng tài nguyên nước sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh kế của cộng đồng. Ví dụ việc mở rộng hoạt động giao thông đường thủy (xây dựng cảng) sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản, du lịch…

Ở cặp quan hệ thứ hai, việc bất chấp hậu quả về mặt môi trường của các doanh nghiệp sản xuất để tìm kiếm lợi nhuận cao, đang làm gia tăng mâu thuẫn và xung đột giữa cộng đồng dân cư sử dụng trực tiếp nguồn nước và các doanh nghiệp. Ví dụ điển hình cho loại xung đột này là vụ xả thải trực tiếp xuống sông Thị Vải của nhà máy VEDAN Việt Nam (2008), khoảng 100.000 m3 nước thải độc ra sông mỗi tháng đã tạo ra vùng ô nhiễm có phạm vi 10 km dọc bờ sông Thị Vải. Nước sông tại các vùng này bị ô nhiễm nặng nề, nước có màu đen hôi, cá chết hàng loạt... Theo báo cáo của Viện Tài nguyên và Môi trường, gần 2.700 ha nuôi trồng thủy sản của khu vực này bị thiệt hại. Ví dụ này cho thấy lợi ích của cộng đồng sử dụng nguồn nước trực tiếp để tạo sinh kế đã bị xâm hại nghiêm trọng. Điều này tất yếu dẫn đến những xung đột.

Một phần của tài liệu Giáo trình quản lý tổng hợp tài nguyên và môi trường (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w