Vấn đề môi trường trong khai thác tài nguyên đất

Một phần của tài liệu Giáo trình quản lý tổng hợp tài nguyên và môi trường (Trang 54)

- Cao nguyên xói mòn: là cao nguyên được hình thành từ việc hạ thấp

3.5.3.Vấn đề môi trường trong khai thác tài nguyên đất

Tài nguyên đất ở Tây Nguyên khá đa dạng, đặc biệt có 1,3 triệu ha đất đỏ bazan với hàm lượng chất hữu cơ, đạm, lân, kali…cao, cho phép phát triển nhiều loại cây trồng, nhất là cây công nghiệp dài ngày như càphê, hồ tiêu, cao su, điều, chè, dâu tằm, cây ăn quả. Chính vì nguồn tài nguyên quý giá này, mà tốc độ mở rộng diện tích đất nông nghiệp, cường độ sử dụng đất tăng rất nhanh. Bên cạnh

những vấn đề ô nhiễm cho sử dụng phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật… thì tình trạng xói mòn đất ở Tây Nguyên đang thực sự trở thành “vấn nạn”.

Theo tính toán của các nhà khoa học, ở độ dốc từ 5 đến 8 độ, với lượng mưa hàng năm 1.905mm, trên 1ha nương rẫy, lượng đất bị rửa trôi lên đến 95,1 tấn/năm, trên đất trồng ngô là 105,7 tấn, trên đất trồng càphê có 2 năm tuổi 69,2 tấn…gấp rất nhiều lần so với nơi có rừng (rừng tái sinh 12 tấn, rừng nguyên sinh chỉ có dưới 6 tấn) [23]. Cũng qua tổng kết nhiều điểm quan trắc trên các độ dốc và các vùng đất khác nhau ở khu vực Tây Nguyên cũng cho thấy lượng chất dinh dưỡng trung bình hàng năm trên 1 ha đất sản xuất bị cuốn trôi rất lớn. Theo tính toán sơ bộ, mỗi năm đất Tây Nguyên bị tụt trôi xuống sông Mekong và sau đó bị đẩy ra biển Đông lên đến hàng trăm triệu tấn và kèm theo với đất là hàng vạn tấn màu mỡ, chất hữu cơ khác….

Việc khai thác nước ngầm phục vụ tưới tiêu (cà phê) làm cho lượng nước ngầm trong đất cũng bị suy kiệt , độ ẩm của đất giảm, các vi sinh vật trong đất mất theo. Đây cũng là lý do khiến cho đất canh tác nhanh bạc màu, xói mòn. Thậm chí, nhiều nơi ở khu vực Tây Nguyên đã có biểu hiện của sự sa mạc hóa, hạn hán quanh năm, cây trồng bị khô cằn không phát triển.

Một phần của tài liệu Giáo trình quản lý tổng hợp tài nguyên và môi trường (Trang 54)