Mâu thuẫn, xung đột liên quan đến tài nguyên đất

Một phần của tài liệu Giáo trình quản lý tổng hợp tài nguyên và môi trường (Trang 50)

- Cao nguyên xói mòn: là cao nguyên được hình thành từ việc hạ thấp

3.4.2. Mâu thuẫn, xung đột liên quan đến tài nguyên đất

Tài nguyên đất ở vùng cao nguyên, xét về khía cạnh không gian sống còn rất phong phú, tuy nhiên đất của Tây Nguyên phần lớn gắn với rừng, do vậy muốn có đất sản xuất, đất phải hi sinh rừng, đây là bài toán tiềm ẩn nhiều nguy cơ xung đột. Hiện toàn vùng còn trên 20.000 hộ thiếu đất sản xuất với diện tích tối thiểu khoảng 12.000ha. Bên cạnh đó, tình trạng di dân tự do từ đầu những năm 1990 đã và đang gây ra những xáo trộn rất lớn trong đời sống xã hội vùng cao nguyên. Từ chỗ là dân tộc bản địa, chủ nhân của núi rừng tây nguyên hùng vĩ, bỗng chốc họ trở thành dân tộc thiểu số trên chính quê hương mình.

Thực tế cho thấy xung đột ở Tây Nguyên liên quan đến đất đai diễn ra rất phức tạp, có tính chất bạo động, điển hình là vụ bạo loạn năm 2001, 2004. Bên cạnh những lý do thực tế là cuộc sống của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên còn rất nhiều khó khăn, cũng cần nhấn mạnh vai trò của các thế lực thù địch trong việc khắc sâu những mâu thuẫn liên quan đến tài nguyên đất trong vùng. Tình trạng này xuất phát từ vị trí địa chiến lược rất quan trọng của Tây Nguyên, tính chất nhạy cảm trong đời sống xã hội, lịch sử phát triển, văn hóa của vùng đất này.

3.4.3. Mâu thuẫn, xung đột liên quan đến tài nguyên khoáng sản

Theo đánh giá chung, Tây Nguyên là vùng tương đối nghèo tài nguyên khoáng sản, ngoài boxit có trữ lượng lớn thì hầu hết các loại khoáng sản khác đều có trữ lượng nhỏ. Tuy nhiên việc khai thác bô xít ở Tây Nguyên sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ xung đột. Chúng có thể xét đến một số nguyên nhân:

Nếu khai thác bô xít phải bóc đi lớp thổ nhưỡng rất có giá trị ở Tây Nguyên, đây thực sự là việc đánh đổi mang nhiều rủi ro.

Lợi ích từ việc khai thác tài nguyên khoáng sản sẽ được phân chia như thế nào, cộng đồng địa phương có thực sự được hưởng những lợi ích chính đáng từ việc khai thác lãnh thổ của họ không.

Vấn đề môi trường trong và sau khai thác có thể dẫn đến những thảm họa và tác động lâu dài đến tự nhiên, cuộc sống cộng đồng địa phương.

Những lo ngại về vị trí chiến lược quốc phòng, an ninh của Tây Nguyên. Từ những lý do trên có thể thấy những mâu thuẫn, xung đột sẽ nảy sinh giữa các cặp quan hệ:

Mâu thuẫn giữa chính quyền, các nhà kinh tế với các nhà bảo vệ môi trường. Đây là mâu thuẫn mang tính chất yếu, tuy vậy việc giải quyết mâu thuẫn này thường không quá phức tạp, và rất ít xuất hiện các xung đột đặc biệt với thể chế chính trị ở Việt Nam.

Mâu thuẫn giữa cộng đồng địa phương với chính quyền, các nhà đầu tư trong thu hồi đất để xây dựng các công trình phục vụ khai thác. Mâu thu giữa cộng đồng địa phương với những lao động động nhập cư, khi nguy cơ họ bị cướp mất cơ hội việc làm trên chính quê hương mình. Đây là những mâu thuẫn hoàn toàn có thể dẫn đến xung đột nếu không được kiểm soát tốt.

3.4.4. Mâu thuẫn, xung đột liên quan đến tài nguyên nước

Tài nguyên nước ở vùng cao nguyên không chỉ được xét đến ở khía cạnh trữ lượng, chất lượng nước mà còn phải kể đến tài nguyên thủy năng. Được đánh giá là vùng có tài nguyên nước khá phong phú, việc khai thác tài nguyên nước ở Tây Nguyên hiện nay đang gây ra những mâu thuẫn nhất định giữa các bên liên quan.

Ở khía cạnh thứ nhất, việc mở rộng diện tích đất nông nghiệp (đặc biệt là cà phê), đã dẫn đến nhu cầu về nước tưới tăng cao. Do đặc điểm nguồn nước mặt chỉ tập trung vào mùa mưa do vậy vào mùa khô hầu hết phải khai thác từ nguồn nước ngầm. Điều này dẫn đến mực nước ngầm bị hạ thấp (100m), gây khó khăn cho đời sống, sản xuất của rất nhiều người dân, trong đó có cả những người không tham gia trực tiếp vào hoạt động sản xuất nông nghiệp. Đây có thể là nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn, xung đột giữa các cộng đồng dân cư.

Thứ hai, việc xây dựng nhà máy thủy điện phục vụ phát triển kinh tế của vùng và cả nước đồng nghĩa với đánh đổi những giá trị về môi trường, sinh thái, văn hóa quý báu của vùng đất này. Chính vì thế mâu thuẫn, xung đột có thể nảy sinh giữa các nhà bảo tồn và chính quyền địa phương, các nhà đầu tư; giữa cộng đồng địa phương với chính quyền trong việc di dời, đền bù, tái định cư; mâu thuẫn giữa các cộng đồng bản địa với các cộng đồng được di dời đến…

Một phần của tài liệu Giáo trình quản lý tổng hợp tài nguyên và môi trường (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w